Viêm khớp dạng thấp là một dạng đặc biệt của chứng viêm khớp. Khác với chứng viêm xương khớp, thấp khớp thường gặp ở những người lớn tuổi, đây là căn bệnh mãn tính có tính quá trình, tính đối xứng và gây suy nhược, ảnh hưởng đến các bộ phận khác như tim, phổi, các mạch máu nhỏ, dây thần kinh và mắt.
Viêm khớp dạng thấp từ lâu là một trong những nỗi ám ảnh thường trực đối với bệnh nhân, đặc biệt là người già và người cao tuổi. Đây là một bệnh tự miễn nên quá trình tiến triển rất nhanh, tuy không phải là bệnh gây chết người, nhưng nếu không điều trị kịp thời, sẽ để lại hậu quả cực kì nghiêm trọng.
Hậu quả của bệnh viêm khớp dạng thấp rất khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố từ khâu chuẩn đoán sớm, điều trị đúng đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện...
Đây là hậu quả xuất hiện đầu tiên và sớm nhất khi bị bệnh viêm khớp dạng thấp. Các triệu chứng viêm khớp như sưng, nóng, đỏ, cứng khớp và đau nhức âm ỉ hay dữ dội khiến cho người bệnh khó chịu, từ đó bệnh tiến triển qua nhiều năm và cuối cùng dẫn đến hậu quả mất khả năng vận động.
Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, ngay từ những năm đầu tiên bị bệnh, người bệnh đã bị sụt giảm chức năng vận động. Có tới 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường và 16% bị mất chức năng nghiêm trọng sau 5 năm. Sau 10 năm sẽ có tới 40-60% người bệnh bị mất khả năng lao động.
Như chúng ta đã biết ổ khớp là nơi tiếp xúc của hai đầu xương. Ổ khớp được bảo vệ bằng một lớp mô sụn có chức năng như một giảm xóc. Lớp này tránh để hai đầu xương cứng rắn trực tiếp cọ xát vào nhau. Mặt trong của khớp có phủ lớp một màng hoạt dịch tiết ra chất dịch bôi trơn ổ khớp. Trong viêm khớp dạng thấp, màng hoạt dịch này bị viêm, dày lên, tăng sinh tạo nên một lớp mô chứa nhiều mạch máu( được gọi là màng máu).
Không điều trị kịp thời màng hoạt dịch này sẽ phát triển, xâm nhập vào ổ khớp. Việc này có thể gây tổn thương lớp mô sụn, các dây chằng, xương. Từ đó, dẫn tới biến dạng ổ khớp. Do vậy, phát hiện bệnh và điều trị sớm ngay từ khi khởi phát bệnh là rất có lợi. Vì đây là giai đoạn các tổn thương có thể phục hồi. Nếu không được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả, quá trình tăng sinh trên sẽ cứ tiếp diễn dẫn tới phá hủy ổ khớp. Có thể dẫn tới tàn phế.
Trong quá trình diễn biến, ngoài những tổn thương ổ khớp, bệnh còn có thể gây tổn hại cho một số bộ phận ngoại khớp như viêm bao hoạt dịch gân (còn gọi là viêm quanh gân).
Tổn thương này gây đau, sưng và phát tiếng lạo xạo khi cử động khớp. Viêm bao quanh gân thường gặp ở giai đoạn khớp phát bệnh và chuyển qua giai đoạn toàn phát thì xảy ra tình trạng viêm bao hoạt dịch gân. Thường gặp loại bệnh lý này ở khớp cổ tay, bàn tay, bàn chân. Tình trạng viêm đôi khi có thể dẫn tới đứt gân gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngoài viêm khớp dạng thấp cũng gây nên các tổn thương ở phổi, màng phổi, tim, mạch máu hoặc thần kinh.
Những bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có nguy cơ tử vong do bệnh mạch vành cao hơn so với những người bình thường. Các nghiên cứu gần đây cho thấy hiện tượng viêm mãn tính kết hợp với viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ nói trên. Có tới 30% bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.
Các nhà khoa học còn cho rằng, tuổi thọ của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp sẽ thấp hơn và chất lượng sống của họ cũng kém hơn so với người không mắc bệnh này.
Phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp thì tỉ lệ thụ thai sẽ giảm đi đáng kể. Theo một số nghiên cứu cho thấy, 25% phụ nữ mắc viêm khớp dạng thấp gặp khó khăn trong việc thụ thai, trong khi chỉ có 16% phụ nữ không bị bệnh này khó mang thai. Hơn nữa, nếu đang mang thai thì khả năng sinh non sẽ rất cao. Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể thuyên giảm, tuy nhiên sau khi sinh bệnh sẽ gia tăng và tái phát nặng hơn.
Hoa quả, rau xanh, cá biển, những thực phẩm giàu vitamin C, axit béo omega-3, magie… là những thành phần có lợi giúp cơ thể chống lại những phản ứng có hại cho khớp.
Người gầy cần tăng cường ăn nhiều bữa, chú trọng các thực phẩm như thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò; lúa mì, lúa mạch; bổ sung thêm vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau; dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu...
Trong thành phần của sụn, nước chiếm đến hơn 70%, giúp duy trì sự trơn tru giữa 2 đầu xương. Việc mất nước sẽ khiến chức năng của sụn suy giảm, thoái hóa, giòn và gãy dẫn đến viêm khớp. Do đó, cần uống đủ nước mỗi ngày để đảm bảo sụn chắc khỏe.
Những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp tăng sức mạnh cho hệ xương khớp, đồng thời tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Điều quan trọng, ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường như khớp đau, sưng, nóng đỏ, có thể kèm theo các triệu chứng toàn thân như người mệt mỏi, nóng sốt, chán ăn, người bệnh nên đến các sơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh hậu quả khó lường.
Khi đã khám và mua thuốc theo đơn cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong dùng thuốc và tái khám, tránh dùng đơn này cho nhiều đợt tái phát sau hoặc không tái khám như lịch hẹn.
Hậu quả của bệnh viêm khớp dạng thấp gây ra rất đáng lo ngại, bởi nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy mỗi người không nên chủ quan trước những nguy cơ gây bệnh, mà phải tìm hiểu để có cách phòng ngừa cũng như chữa trị kịp thời.