Hành tây là thực phẩm giàu chất chống oxy hóa tốt và không chứa chất béo, điều này giúp cho hệ miễn dịch cơ thể phát triển để chống lại các tế bào ung thư phát triển, tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, hành tây có tác dụng duy trì quá trình bài tiết muối trong cơ thể, giúp giảm huyết áp hiệu quả… Tuy vậy, những nhóm người sau không nên ăn quá nhiều hoặc hạn chế ăn hành tây.
Hành tây có tác dụng loại bỏ sưng phù nề cơ thể, tác dụng lợi tiểu, do đó những người đang bị bệnh thận không nên lạm dụng thực phẩm này. Hơn nữa, trong 100gram hành tây có tới 50mg phốt pho gây rối loạn chuyển hóa đối với người mắc bệnh thận.
Trong những trường hợp nặng có thể đe dọa trực tiếp tới tinh mạng người ăn. Do đó, để giữ an toàn cho bản thân thì những người bị bệnh thận không nên ăn hành hoặc ăn ít nhất có thể.
Hành tây là một một trong số những loại thực phẩm có thể làm gia tăng hội chứng ruột kích thích, vì có thể gây ra một số triệu chứng như đầy hơi, chứng bụng...và làm kích thích triệu chứng của những người đang bị chứng trào ngược axit dạ dày.
Tác hại của hành tây có thể khiến bạn gia tăng tình trạng ợ nóng, đau họng và tăng dịch vị trong dạ dày. Điều này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Đọc thêm:
- Hành tây và những lợi ích đối với sức khỏe
- Những triệu chứng bệnh thận ở nam giới thường bị bỏ qua
Tuy hành tây không gây kích thích nóng trong nhiều như ớt, nhưng chất allicin sẽ tiếp tục kích thích tuyến tiêu hóa bài tiết và làm cho dạ dày lẫn đường ruột hoạt động quá mức dẫn đến nguy cơ đầy bụng, khó tiêu và gây đau nếu ăn một lúc quá nhiều hành tây.
Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục ... ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp.
Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
Những người đang bị huyết áp thấp không nên ăn hành tây bởi sẽ hạ huyết áp ngay lập tức bởi tính lạnh của hành tây làm cho cơ thể không thể dung nạp các chất dinh dưỡng khác.
Để tăng huyết áp trở lại, hãy uống những đồ uống như như cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm đà muối, nước sâm
Bà bầu bị ngứa da hoặc xung huyết nên hạn chế ăn hành tây, vì có thể khiến bạn bị đầy hơi và trung tiện nhiều, thậm bạn có thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng với hành tây như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy,...
Hành tây được các chuyên gia khuyến cáo nên nấu chí và không ăn nhiều liên tục do hàm lượng lưu huỳnh và chất gây cay lachrymatory trong hành tây khá cao, nếu các mẹ ăn nhiều dẫn tới thường xuyên ợ nóng và nôn mửa. Một tuần chỉ nên ăn từ 2-3 món có thêm hành tây, tránh ăn liên tục nhiều bữa.
Ngoài ra, nếu thấy cơ thể có dấu hiệu mẩn đỏ, khó thở sau khi ăn hành tây thì nên liên lạc ngay với cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi, tránh nguy cơ sốc phản vệ do dị ứng
Theo Đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt. Do đó, những người bị đau mắt đổ nên kiêng các loại gia vị cay, nóng như hành tây, vì loại gia vị này có thể khiến cho tình trạng bệnh nặng thêm.
Rong biển: Trong hành tây dồi dào Axit Oxalic khi nấu chung với rong biển có nhiều canxi, i-ốt sẽ tạo thành Canxi-oxalate tăng nguy cơ hình thành sỏi thận.
Các loại cá: Khi ăn cá với hành tây sẽ làm cho quá trình phân hủy protein gặp trở ngại do bị kết tủa với hành tây gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
Mật ong: Không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng giác mạc. Nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù vĩnh viễn.
Tôm: Chất Canxi-Oxalate sẽ tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, bạn nên chú ý không nấu chung tôm với hành tây.
Hạt Đậu nành: Ăn hành tây và đậu nành cùng nhau sẽ ảnh hưởng đến khả năng cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng trong đậu nành, làm giảm giá trị dinh dưỡng của 2 loại thực phẩm.
Những lưu ý khi ăn hành tây
- Không nên ăn quá nhiều hành tây một lúc bởi nó dễ gây kích ứng và gây sốt.
- Những người bị lở, ngứa ngoài da, có bệnh về mắt, bệnh về dạ dày, viêm phổi nên ăn ít hành tây.
- Hành tây có vị cay nồng, tính ấm, người bị sốt ăn nên thận trọng.
- Vị cay có trong hành tây gây khó chịu cho mắt, khi bị các bệnh về mắt và sung huyết thì không nên cắt hành.