Hàng nghìn công dụng của quả lựu bạn đã biết chưa?

Hàng nghìn công dụng của quả lựu bạn đã biết chưa?
Lựu là một loại quả chứa nhiều giá trị dinh dưỡng, với hàm lượng phong phú các vitamin B và C, các axit cần thiết cho sức khỏe.. Thế nhưng rất ít người biết đến những công dụng tuyệt vời của loại quả này. Công dụng của quả lựu còn được ví như một liều thuốc giúp kháng khuẩn hiệu quả.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong quả lựu có chứa tới 17% carbonhydrate, 79% là nước và chỉ có nhiều nhất 17% là đường. Đồng thời, hàm lượng vitamin C trong lựu cao hơn táo 1-2 lần là chất kháng sinh chống lại nhiều bệnh nguy hiểm, trong đó có ung thư.

Quả lựu có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, chống lão hóa và ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch. 

Ngoài việc ăn quả trực tiếp, lựu còn được sử dụng để ngâm rượu. Loại rượu vang từ lựu cũng như nước ép quả lựu rất có lợi cho cơ thể. Cũng theo các nhà khoa học, nếu bạn uống nước ép lựu hoặc uống rượu lựu từ năm 20 tuổi hoặc thậm chí sớm hơn thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, ung thư sẽ thấp hơn so với những nhóm khác.

Đối với phụ nữ mang thai, uống nước ép quả lựu có thể hỗ trợ tốt cho sự phát triển não của thai nhi do trong quả lựu rất giàu polyphenol có tác dụng chống lão hóa, bảo vệ hệ thần kinh, giữ ổn định cảm xúc, rất tốt cho cả mẹ và bé.

1. Những công dụng của quả lựu

1.1. Làm đẹp da

Bên cạnh quả gấc, quả cam và chanh thì lựu từ lâu đã trở thành một tinh chất quan trọng trong ngành công nghiệp mỹ phẩm. Do lựu chưa nhiều khoáng chất, các chất oxy hóa, polyphenol, anthocyanins và các khoáng chất như axit linoleic, vitamin C, canxi, magie, kẽm giúp bổ sung nước cho da bị mất nước, đặc biệt có hiệu quả làm sáng mịn làn da của bạn.

Ảnh 2.

Quả lựu có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người (Ảnh:Internet)

1.2. Công dụng của quả lựu trong việc kháng khuẩn

Lựu chứa các chất giúp kháng khuẩn, chống viêm, vì vậy ăn lựu điều độ sẽ giúp bạn hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, ức chế các vi khuẩn gây hại và ổn định niêm mạc ruột. Bạn không cần lo lắng những tác dụng phụ do lựu gây ra.

1.3. Quả lựu phòng bệnh tim mạch

Được mệnh danh là ông vua của chất chống oxy hóa, ít có loại quả nào sánh bằng lựu trong việc ngăn chặn các gốc tự do oxy hóa, các chứng viêm gây ra. Ăn lựu thường xuyên có tác dụng phòng ngừa hoặc giảm nhẹ quá trình phát sinh xơ vữa động mạch, thậm chí là ung thư.

1.4. Cầm giữ, làm se ruột

Thưởng thức quả lựu ta thấy có vị chua do chứa chất alkaloid (kiềm sinh vật) và axit ursolic có hiệu quả cầm giữ rất tốt, giúp làm se ruột ngăn chảy máu đường ruột, hỗ trợ điều trị kiết lỵ, tiêu chảy, tiểu ra máu, bệnh trĩ hiệu quả.

Ảnh 3.

Lựu có khả năng cầm máu (Ảnh: Internet)

2. Lợi ích của các bộ phận khác trên cây lựu

Vỏ cây lựu có chứa các axit malic, tannin, alkaloids. Theo các thí nghiệm đã chứng minh, vỏ cây lựu có công dụng kháng khuẩn. Trong Đông y, cỏ của cây lựu được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh đường ruột, giảm các chất bài tiết, trị hiệu quả bệnh tiêu chảy, kiết lị, ức chế vi khuẩn que kiết lị và vi khuẩn que đại tràng. Chất kiềm trong vỏ quả lựu có công hiệu diệt ký sinh trùng gây hại.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số công thức trị bệnh từ các bộ phận khác của cây lựu dưới đây:

2.1. Giúp khô vết thương bị nước vàng

Nguyên liệu gồm 10g vỏ quả lựu, 5g hoàng bá, 5g phèn khô. Bạn chỉ cần sao khô và nghiền nhỏ, sau đó trộn đều cho thêm dầu vừng hòa thành hồ. Bôi dung dịch vào chỗ đau, mỗi ngày một lần.

2.2. Chữa chứng khó tiêu

Nguyên liệu gồm 50g vỏ lựu tươi, 30g khoai từ tươi, 10g kê nội kim. Bạn nghiền thành bột, đắp vào huyệt thần khuyết, dùng băng cố định lại. Để sau 24 tiếng thay thuốc một lần.

2.3. Chữa bệnh tiêu chảy

Nguyên liệu gồm vỏ lựu 30g, 20g chitosan, 10g hạt nhục đậu khấu, 10g ma hoàng. Thực hiện nghiền thành hỗn hợp bột. Khi dùng trộn với giấm thành hồ đắp vào rốn, băng cố định mỗi ngày một lần.

2.4. Chữa lở miệng và lưỡi

Lấy vỏ cây lựu đem phơi khô, đốt thành than, rồi nghiền nát.Thực hiện trộn với số lượng vừa phải long não, dầu mè rồi bôi vào chỗ bị lở 2 lần mỗi ngày.

2.5. Diệt ký sinh trùng

Bài thuốc từ vỏ cây và vỏ rễ cây luuwj có công dụng trong việc tiêu diệt sán dây, loại trừ trùng khuẩn tích tụ gây đau bụng, ghẻ lở. Vỏ cây và vỏ rễ cây lựu đều chứa chất kiềm, có tác dụng gây tê đối với ký sinh trùng làm thuốc diệt ký sinh trùng rất hiệu quả.

Nguyên liệu gồm vỏ cây lựu 25g vỏ cây xoan 10g. Bạn sắc chung với nước, thêm đường nâu để uống. Mỗi ngày uống 2 lần vào trước khi ăn là tốt nhất.

2.6. Chữa chứng tiểu ra máu

Thực hiện sao vỏ lựu và địa du thành than, sau đó nghiền vụn, trộn đều với bột tam thất. Hỗn hợp nàu hòa trong nước sôi mỗi lần 9g, uống 3 lần mỗi ngày.

Ảnh 4.

Công dụng của quả lựu trong việc điều trị các bệnh thiếu máu, nhiễm khuẩn. (Ảnh: Internet)

2.7. Công dụng của quả lựu trong việc chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu gồm 30g vỏ cây lựu, 20g ngũ bối tử, 12g thăng ma, 15g phèn chua. Bạn thực hiện sắc với nước để rửa chỗ đau. Tiến hành rửa ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối, thời gian mỗi lần 20 phút.

2.8. Chữa vết bỏng

Đem vỏ cây lựu và ngó sen sao thành than, sau đó nghiền nhỏ, trộn đều. Bạn dùng dầu mè pha thành hồ để bôi vào chỗ bỏng, mỗi ngày 2-3 lần.

2.9. Giảm đau do bong gân

Vỏ cây lựu, đại hoàng, hoa hồng, xuyên khung, bạch cập là nguyên liệu cần có. Bạn thực hiện nghiền vụn và trộn đều rồi đắp vào khu vực bị thương, mỗi ngày một lần. 

Ngoài ra, các bộ phận khác trên cây lựu cũng có tác dụng như:

- Lá lự điều trị tiêu chảy, mụn nhọn, ghẻ lở và làm lành vết thương trầy xước.

- Hoa lựu giúp cầm máu, viêm tai giữa, điều trị chứng khí hư ở phụ nữ

- Hạt lựu tốt với não bộ, bảo vệ các mạch máu, một số ít chất chống oxy hóa có thể bảo vệ các tế bào não, làm mao mách và các mạch máu khỏe mạnh hơn, ngăn ngừa đột quỵ.

Tác giả: Thanh Thanh