Hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?

Hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Trớ sữa là hiện tượng khá phổ biến và gây ra nhiều phiền toái cho mẹ và bé. Dưới đây là một số cách hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng.

Để có thể áp dụng đúng phương pháp hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh, đầu tiên, bố mẹ cần hiểu rõ sự khác nhau giữa nôn và trớ. Mặc dù thường được gọi đi kèm để chỉ chung triệu chứng thức ăn từ dạ dày bị đẩy ra ngoài qua đường miệng nhưng đây lại là hai loại bệnh khác nhau.

Khi nôn, các cơ bụng và ngực phải co bóp mạnh để đẩy dịch nôn trong dạ dày ra ngoài và nếu như người nôn có triệu chứng buồn nôn trước khi nôn thì trớ là một dạng nhẹ hơn nôn nhiều. Trớ thường xảy ra bất ngờ, không có sự hoạt động mạnh của các cơ bụng, cơ ngực. Dịch nôn, chủ yếu là sữa sẽ bị đẩy nhẹ nhàng ra khỏi miệng mà không có dấu hiệu báo trước.

Trớ sữa là hiện tượng khá phổ biến và gây ra nhiều phiền toái cho mẹ và bé. Dưới đây là một số cách hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

1. Hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh bằng cách thay đổi khẩu phần ăn

Ảnh 2.

Thay đổi khẩu phần ăn là cách đơn giản để hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh (Ảnh: Internet)

Để hạn chế chớ sữa ở trẻ sơ sinh, các đơn giản nhất là bố mẹ hãy thay đổi lại một chút khẩu phần ăn của bé. Ngoài sữa, nếu bé đã tập ăn dặm, chúng ta có thể lựa chọn cho con những món giàu vitamin, chất xơ như rau xanh, tinh bột khoai lang để tạo một thực đơn mới cho bé. 

Cho bé ăn với tốc độ vừa phải và lượng vừa đủ để bé tiêu hóa nhịp nhàng cũng như bổ sung nhiều nước để bù lại nước bé mất do trớ. Nếu cho bé ăn cháo hoặc bột, hãy khuấy đặc hơn so với bình thường.

2. Làm bánh sữa

Bánh sữa là phương pháp hạn chế nôn trớ ở trẻ nhỏ dựa trên nguyên tắc sử dụng tinh bột tinh chế không biến đổi. 

Cho bé ăn bánh sữa dạng khô, khi gặp môi trường acid trong dạ dày, bánh sữa sẽ nở ra nên được lưu lại trong dạ dày lâu hơn so với sữa lỏng thông thường.

3. Cho trẻ bú sữa đúng cách giúp hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh

Cách cho trẻ bú cũng góp phần rất quan trọng trong việc hạn chế trớ sữa ở trẻ nhỏ. Mỗi lần bú, mẹ chỉ nên cho bé bú một bên và đổi sang bên còn lại vào lần kế tiếp. 

Nếu bé phải bú đủ hai bên mới đủ khẩu phần, mẹ nhớ cho bé bắt đầu bằng bên trái để tránh bị trớ. Bên cạnh đó, khoảng thời gian lí tưởng cho một lần bú là 15-20 phút. Cho trẻ ăn quá lâu sẽ dễ căng túc bụng dẫn đến nôn trớ.

Ảnh 3.

Tư thế cho bé sau khi bú (Ảnh: Internet)

Tư thế cho con bú cũng rất quan trọng. Mẹ không nên để con nằm bú vì đây là tư thế dễ sặc sữa. Trong trường hợp bé bú bình, hãy đảm báo bé ngậm ngập núm vú, nếu không bé sẽ nuốt phải nhiều không khí. 

Sau khi bé ăn xong, hãy nhớ vỗ lưng và bế bé thẳng đứng trước khi đặt nằm.

Trên đây là một vài cách đơn giản và hiệu quả để hạn chế trớ sữa ở trẻ sơ sinh. Bố mẹ hãy lưu lại để thuận tiện hơn trong quá trình chăm con nhé!

Tác giả: Trương Thị Mỹ Duyên