Hạn chế tiêu thụ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ gây sỏi thận cao

Tham vấn chuyên môn: -
Hạn chế tiêu thụ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ gây sỏi thận cao
Phòng tránh sỏi thận ngoài việc tích cực uống nhiều nước, tập luyện thể thao, cắt giảm muối khỏi bữa ăn...mà còn phải chú ý đến việc hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu canxi. Bởi canxi là yếu tố làm tăng nguy cơ gây sỏi thận.

Ăn như thế nào, ăn thực phẩm gì...sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Bởi vậy mà có câu bệnh từ miệng mà ra, do vậy để duy trì sức khỏe và tuổi thọ, vấn đề ăn uống cần được hết sức cẩn thận. Mỗi người cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và biết cắt giảm những loại thực phẩm không tốt cho cơ thể.

Đối với bệnh sỏi thận - đây là căn bệnh thường gặp ở cơ quan thận - tiết niệu. Sỏi được hình thành từ các chất cặn bã, canxi và các khoáng chất, lâu dần tích tụ thành sỏi thận. Sỏi thận đôi khi không quá nguy hiểm vì trường hợp có kích thích bé, chúng sẽ có xu hướng được đào thải ra bên ngoài cơ thể bằng đường tiểu. Tuy nhiên khi viên sỏi to, chúng sẽ gây ra một số vấn đề cho sức khỏe con người nhất là các biến chứng suy thận, viêm thận, viêm bàng quang...

Phòng tránh sỏi thận ngoài việc tích cực uống nhiều nước, tập luyện thể thao, cắt giảm muối khỏi bữa ăn...mà còn phải chú ý đến việc hạn chế tiêu thụ một số loại thực phẩm giàu canxi. Bởi canxi là yếu tố làm tăng nguy cơ gây sỏi thận.

1. Thực phẩm giàu Oxalate tăng nguy cơ gây sỏi thận

Sỏi thận hình thành do sự tích tụ canxi oxalat, do đó, ăn các thức ăn giàu oxalate với số lượng lớn có thể làm tăng nguy cơ gây sỏi thận. Oxalate trong nước tiểu kết hợp với canxi sẽ hình thành sỏi thận canxi-oxalat. Một số loại thực phẩm giàu oxalate như rau chân vịt, đậu bắp, củ dền, cần tây, cải xoăn...

Mặc dù có thể làm tăng nguy cơ gây sỏi thận, tuy nhiên không phải cắt giảm hoàn toàn nhóm thực phẩm này, bạn chỉ nên hạn chế tiêu thụ quá nhiều so với mức quy định. 

2. Cá mòi

Cá mòi là thực phẩm giàu purin - yếu tố làm tăng sỏi thận acid uric. Một lượng lớn purin trong cơ thể sẽ làm tăng lượng acid uric trong nước tiểu và dẫn đến sỏi thận acid uric. Các loại thực phẩm giàu purine khác mà bạn nên hạn chế ăn là cá cơm, nội tạng động vật, thịt xông khói, sò điệp, tôm và men làm bánh.

3. Thịt đỏ

Thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò...) là loại thực phẩm quen thuộc và cần thiết đối với cuộc sống của con người. Tuy nhiên ăn quá nhiều thịt đỏ sẽ khiến cơ thể gặp một số vấn đề như làm tăng nguy cơ gây sỏi thận bởi hàm lượng protein trong thịt cao. Lí do là vì việc chuyển hóa protein sẽ hạn chế quá trình bài tiết chất cặn bã, nên điều này gây tác động không nhỏ đối với thận. Quá trình trao đổi protein từ thịt động vật còn để lại lượng axit đáng kể trong cơ thể.

4. Đồ uống có ga, caffeien

Đồ uống có ga không tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều, đồ uống có ga như soda, nước ngọt, nước ép đóng chai ngoài việc làm tăng nguy cơ sỏi thận thì chúng cũng khiến bạn tiến nhanh hơn với bệnh béo phì, tiểu đường, một số bệnh ung thư, vấn đề về đường tiêu hóa... Một nghiên cứu năm 2007 được công bố lưu ý rằng đồ uống có ga có chứa axit photphoric gây ra những thay đổi tiết niệu và làm tăng nguy cơ gây thận mãn tính.

Ngoài đồ uống có ga, bạn cũng nên cẩn trọng với việc tiêu thụ caffeien - chất này có trong thức ăn hoặc đồ uống làm tăng sự bài tiết canxi trong nước tiểu, dẫn đến hình thành sỏi thận. Một nghiên cứu năm 2004 được công bố cho thấy rằng lượng caffeine có thể làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. Một trong những loại đồ uống phổ biến giàu caffeien chính là cà phê, uống cà phê có thể khiến bạn đi tiểu thường xuyên, gây mất nước, làm tăng nguy cơ gây sỏi thận. 

5. Đường, chất tạo ngọt

Nhiều người trong chúng ta sử dụng chất làm ngọt nhân tạo thay vì đường khi uống cà phê hoặc trà để cắt giảm lượng calo. Tuy nhiên đường nhân tạo cũng có thể làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao, làm suy giảm đến chức năng đào thải của thận. 

Tuy nhiên, chất tạo ngọt nhân tạo có thể làm giảm chức năng thận nếu dùng quá nhiều. Thêm vào đó, chất làm ngọt nhân tạo nhiều cũng làm nồng độ acid uric trong máu tăng cao làm suy giảm chức năng đào thải của thận.

Carbohydrate tinh chế (đường tinh luyện, gạo trắng, bột tinh luyện…) làm cho cơ thể tạo ra lượng insulin cao, và làm cho canxi từ xương đọng lại trong đường tiết niệu. Điều này dẫn đến hình thành sỏi thận canxi-oxalate. Ngược lại, carbohydrate phức tạp mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa và chỉ tạo ra một lượng glucose và insulin nhỏ trong máu.


Tác giả: TMH