Hăm tã hoặc viêm da tã lót là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, sáng bóng và làm bé khó chịu. Bệnh thường do tã không được thay hoặc bị ướt thường xuyên hoặc do da bị cọ xát nhiều. Hăm tã không gây nguy hại nhiều cho bé tuy nhiên bạn không nên chủ quan vì trong trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn.
Những ai thường bị hăm tã (viêm da tã lót)?
Mặc dù bất cứ trẻ sử dụng tã đều có thể mắc chứng hăm tã, tuy nhiên trẻ nhỏ là đối tượng mắc phải nhiều nhất. Theo thống kê, có đến hơn 50% trẻ từ 6-9 tháng tuổi bị hăm tã. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.
Ảnh: Marrybaby.vn
Đọc thêm:
- Mẹo chữa nôn trớ cho trẻ sơ sinh
- 5 quan điểm sai lầm về béo phì ở trẻ
Các triệu chứng hăm tã ở trẻ sơ sinh không hề tiềm ẩn. Do đó, người mẹ thay tã cho bé có thể phát hiện. Thứ nhất là sự xuất hiện của đốm đỏ da ở vùng quấn tã, xung quanh bộ phận sinh dục của bé. Sau đó, chúng có xu hướng lan dần tới mông và đùi. Nếu trong trường hợp bé bị quá nặng, các đốm đỏ sẽ làm vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi. Sau đó, chúng trở thành loét đỏ, chảy máu.
Triệu chứng thứ hai của hăm tã ở trẻ sơ sinh là bé thường đau rát lúc đi tiêu. Do đó, bé sẽ quấy khóc nhiều, thậm chí kém ăn, hay giật mình khi ngủ. Từ đó dẫn đến việc rất khó chăm sóc và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Theo các chuyên gia, làn da của bé rất mỏng và nhạy cảm. Vì thế, chỉ cần mẹ sơ suất một vài ngày, bé đã có thể bị hăm tã.
Ảnh: Marrybaby.vn
Hăm tã ở trẻ sơ sinh có nhiều nguyên nhân. Một bệnh dễ dẫn đến chứng hăm ở trẻ nhất là tiêu chảy cấp. Trong khoảng thời gian bị tiêu chảy, bé bắt buộc phải mặc tã liên tục. Vì vậy, da bé tiếp xúc với các chất gây kích ứng như phân trong thời gian dài, dể dàng dẫn đến hăm tã.
Điều đáng lưu ý là hăm tã ở trẻ sơ sinh tiêu chảy có thể tồn tại mà mẹ không phát hiện được. Lý do bởi vị trí quanh hậu môn ít được chú ý. Vậy nên, mẹ nên chú ý khu vực này của trẻ thường xuyên. Không chỉ bệnh hăm tã mà khu vực này còn là biểu hiện của rất nhiều căn bệnh khác nhau.
Ngoài ra, một lý do nữa dẫn đến hăm tã ở trẻ sơ sinh là bé thường xuyên mặc các loại tã kém chất lượng. Chúng không có đủ khả năng thông thoáng và thấm hút. Do vậy, bé càng dễ bị hăm tã.
Một nguyên nhân nữa mẹ vệ sinh không cẩn thận hoặc lạm dụng phấn rôm cho bé. Tốt nhất, trước khi sử dụng, mẹ nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ, chuyên gia và những người có kinh nghiệm để lựa chọn loại phấn rôn phù hợp với bé.
Cần đặc biệt lưu ý, làn da của trẻ sơ sinh mỏng hơn năm lần so với da người lớn. Do vậy, các cơ chế bảo vệ của da còn non yếu. Điều này dẫn đến khả năng chống chọi với những tác nhân gây hại từ môi trường của trẻ sơ sinh cũng kém hơn hẳn.
Chính vì vậy, việc đầu tiên các bà mẹ cần lưu ý là chọn tã của bé. Bởi lẽ, tã kém chất lượng sẽ không bảo vệ da trẻ sơ sinh khỏi việc tiếp xúc với vi khuẩn trong phân và nước tiểu. Chúng sẽ khiến da bé dễ bị viêm da do kích ứng, bị hăm tã.
Trong trường hợp phát hiện bé bị hăm tã, mẹ phải ngay lập tức tăng cường độ vệ sinh cho bé. Đồng thời, cần phải đổi sang một loại tã khác chất lượng hơn. Theo các bác sĩ, đó nên là loại tã thấm hút, khô thoáng, mềm mịn để làn da bé có thời gian "thở" và mau chóng hồi phục.
Ảnh: Baomoi.com
Nếu bé bị hăm tã nặng, điều cần làm không phải là ôm con khóc hay lo sợ. Lúc này, các bà mẹ phải bình tĩnh, đến gặp ngay bác sĩ để có cách điều trị phù hợp. Bạn không nên nghe theo các lời khuyên trôi nổi, chưa được người có chuyên môn kiểm chứng. Đặc biệt cần cẩn trọng hơn khi bé yêu đã hồi phục. Lúc này, gia đình càng không thể lơ là.
Lời khuyên của bác sĩ vẫn luôn là: gia đình hãy cho em dùng một loại tã chất lượng, có nguồn gốc xuất xứ uy tín, đáng tin cậy với khả năng thông thoáng và thấm hút tốt. Đồng thời, cha mẹ phải thường xuyên vệ sinh cho trẻ sơ sinh kĩ lưỡng và cẩn thận. Tất cả sẽ giúp bé tránh được mối nguy hiểm từ hăm tã ở trẻ sơ sinh.
Trên đây là một vài lời khuyên về căn bệnh hăm tã ở trẻ sơ sinh. Vì trẻ mới sinh ra, cơ thể chưa phát triển nên gia đình luôn cần phải để mắt sát sao với trẻ. Nếu để bệnh phát triển trong thời gian, việc chữa trị sắ gặ nhiều khó khăn hơn rất nhiều!