Theo Đông y, ngoài khả năng làm đen tóc, Hà thủ ô đỏ còn có chức năng nhuận tràng, bổ máu, dưỡng can, cố tinh, an thần, ích thận, chữa sốt rét. Tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo bác sĩ trước khi dùng.
Là cây thân thảo dạng leo sống lâu năm, hà thủ ô đỏ có có màu xanh tía và bề mặt nhẵn. Phần thân rễ sau đó sẽ phát triển thành củ. Còn lá có cuống dài, phiến lá hình tim, đầu nhọn và nhẵn cả 2 mặt. Hoa của dược liệu này mọc thành chùm ở ngọn hay nách lá, có màu trắng, nhỏ. Quả đựng trong bao hoa còn lại, nhẵn bóng.
Hà thủ ô đỏ có xuất xứ từ Châu Á và mọc hoang phần lớn ở các vùng đồi núi của Trung Quốc. Ở Việt Nam, cây mọc hoang ở rừng tại các tỉnh như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Nghệ An, Thanh Hóa, Tây Nguyên, Hòa Bình, Hà Tĩnh, Lạng Sơn.
Bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc nhiều nhất là phần rễ, thân và lá cây cũng được dùng nhưng ít hơn. Dược liệu này thường được thu hái vào mùa thu khi lá trở nên úa vàng. Lúc này, người thu hoạch sẽ dùng xẻng đào sâu dưới đất để lấy rễ củ. Tiếp đó rửa sạch đất cát, cắt bỏ 1 đầu, củ to đem bổ ra và phơi khô còn củ nhỏ để nguyên.
Do có nhiều tác dụng tốt nên hà thủ ô đỏ được rất nhiều người ưa chuộng sử dụng trong việc chữa bệnh cũng như phòng tránh lão hóa. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận biết được sự khác biệt giữa hà thủ ô đỏ và trắng do đó bạn nên biết cách phân biệt dưới đây.
– Hà thủ ô đỏ: Trông gần giống với củ khoai lang với lớp vỏ màu nâu đỏ, nhiều chỗ lồi lõm, khó bẻ. Còn bên trong có màu hồng, nhiều bột, ở phần nhân giữa thường có lõi gỗ cứng. Khi tán thành bột sẽ có màu nâu hồng, khi nếm sẽ thấy vị đắng chát, không mùi.
– Hà thủ ô trắng: Hay còn có tên gọi khác là nam hà thủ ô. Thông thường bộ phận thân sẽ được thái mỏng để thay cho hà thủ ô đỏ. Còn với loại trắng sẽ thấy có hương thơm nhẹ, có nhiều nhựa trắng trên thân lá, vị đắng chát, và không có chức năng nâng cao sức khỏe cho cơ thể.
Khả năng kháng khuẩn
Trong dược liệu quý giá này có chứa các chất chống oxy hóa như tannin, emodin,.. có khả năng kháng khuẩn và giảm viêm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hà thủ ô đỏ có tác dụng ức chế virus cúm, trực khuẩn lỵ Flexner, trực khuẩn lao,…
Tác dụng hạ áp
Từ lâu, hà thủ ô đỏ đã được áp dụng vào điều trị các bệnh lý liên quan đến mạch máu và tim. Dược liệu này đã được chứng minh mang lại hiệu quả trong việc hạ huyết áp, giảm đường huyết, phòng tránh xơ cứng động mạch và mang lại giúp hệ thống tim mạch tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng cũng có khả năng giúp hạ lượng cholesterol nhờ thành phần Lecithin chứa trong rễ cây.
Giúp nhuận tràng, kích thích tiêu hóa
Hoạt oxy methyl anthraquinone trong hà thủ ô đỏ có chức năng tăng nhu động ruột, từ đó tình trạng táo bón và ăn uống khó tiêu thuyên giảm. Tác dụng nhuận tràng của hà thủ ô sống cũng mạnh hơn so với hà thủ ô đã qua quá trình tinh chế.
=>> Tìm hiểu chung về bệnh rối loạn tiêu hóa là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Thải độc và bảo vệ gan
Hà thủ ô đỏ có chứa tannin, polysacrit, anthrquinone,… có thể chống thoái hóa tế bào gan, thanh nhiệt và thải độc cho cơ thể người sử dụng.
Hỗ trợ kiểm soát đường huyết
Trong hà thủ ô đỏ có lượng chất chống oxy hóa Flavonol cao, từ đó làm quá trình lão hóa chậm lại. Đồng thời còn giúp cân bằng lượng đường trong máu, đóng vai trò hỗ trợ điều trị và phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường.
Triển vọng trong điều trị ung thư
Emodin trong dược liệu này có thể ức chế sự phân chia của các tế bào ác tính. Vì thế hà thủ ô đỏ đang được nghiên cứu để áp dụng trong điều trị các bệnh ung bướu.
Hà thủ ô đỏ có thể dùng để ngâm rượu, chế biến thành các món ăn hay thành bài thuốc chữa bệnh. Một số cách dùng phổ biến là:
Cháo đậu đen hà thủ ô: Chuẩn bị 100g đậu đen và 60g hà thủ ô. Sau đó đem nấu nhừ 2 nguyên liệu này cùng nước, sau khi chín thì vớt bỏ hà thủ ô. Có thể thêm nêm gia vị, đường, muối và chia thành 2 – 3 lần ăn trong ngày. Cháo này có tác dụng vô cùng tốt với người có râu tóc bạc sớm, táo bón lâu ngày…
Bài thuốc chữa bệnh âm hư gây mất ngủ, râu tóc bạc sớm, chứng huyết khô. Hãy chuẩn bị long cốt, bắc sa sâm, bạch thược, hà thủ ô đỏ mỗi thứ 12g. Sau đó sắc uống, ngày dùng đều đặn 1 tháng.
Rượu hà thủ ô đỏ đường phèn: Hãy chuẩn bị đường phèn nửa kg, hà thủ ô đỏ đỏ phơi khô 1kg và 3 lít rượu trắng. Bước 2 là cho tất cả nguyên liệu vào bình, đổ rượu vào và đậy kín. Sau 2 tháng có thể lấy ra uống. Mỗi lần uống 2 – 3 cốc nhỏ sau bữa ăn chính, ngày dùng từ 1 – 2 lần.
Bước đầu tiên là bạn phải rửa sạch, sơ chế hà thủ ô đỏ bằng cách thái thành những lát mỏng, loại đi phần lõi cứng bên trong. Để hà thủ ô đỏ hết vị chát và nóng, hãy đem loại thảo dược này ngâm trong nước vo gạo từ 1 – 2 ngày. Thêm vào đó, bạn cũng nên thay nước thường xuyên để tránh tình trạng nước vo gạo lên men có thể làm hỏng.
Để ngâm rượu bạn cần chuẩn bị:
1,5kg hà thủ ô đỏ đã phơi khô, nửa cân đậu đen xanh lòng và 6 – 8 lít rượu trắng, 1 ít nước vo gạo.
Bước 1: Rang đậu đen ở mức lửa nhỏ cho thơm. Nên rang ở mức vừa phải, không quá kỹ sẽ dễ làm mất chất dinh dưỡng.
Bước 2: Cho đậu đen và hà thủ ô vào bình rồi đổ đầy rượu. Đợi từ 3 - 6 tháng là có thể sử dụng được.
=>> Ngoài hà thủ ô đỏ có thể được sử dụng ngâm rượu, còn nhiều loại dược phẩm khác ngâm rượu cũng đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tìm hiểu thông tin qua bài viết: Tác dụng của rượu tỏi đối với sức khỏe con người và hướng dẫn ngâm rượu tỏi đúng cách
Tuy mang tới nhiều tác dụng tốt nhưng liều sử dụng hàng ngày ỏ nên từ 9 – 15g thảo mộc thô. Tùy thuộc vào các đối tượng khác nhau sẽ có liều dùng khác nhau khi sử dụng hà thủ ô đỏ.
Hà thủ ô đỏ rất tốt cho sức khỏe nhưng vẫn có thể tạo ra một số tác dụng phụ bao gồm: buồn nôn, tiêu chảy, chán ăn,...
Nếu đang mang thai hay cho con bú thì bạn không nên tuyệt đối sử dụng mà nên nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Với những đối tượng có bất kỳ loại dị ứng nào Bạn cần cân nhắc giữa ưu điểm của việc dùng hà thủ đô đỏ với khả năng có thể xảy ra trước khi quyết định sử dụng.
Hà thủ ô đỏ có thể tương tác với những thuốc người uống đang sử dụng hay tình trạng sức khỏe hiện tại. Vì thế việc tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết.
Thảo dược có thể tương tác khi sử dụng với:
Thuốc chống đông: hà thủ ô đỏ có thể tăng cường tác dụng của thuốc hạ huyết áp.
Thuốc lợi tiểu: nâng cao nguy cơ hạ kali máu khi sử dụng với thuốc lợi tiểu mất kali.
Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cơ bản về hà thủ ô đỏ – vị thuốc quý trong Đông y. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này.