Hà Nội: Cả mẹ và thai nhi tử vong do tai biến sản khoa khi đang chờ sinh trong bệnh viện!

Hà Nội: Cả mẹ và thai nhi tử vong do tai biến sản khoa khi đang chờ sinh trong bệnh viện!
Sáng nay, ngày 1/10, tại Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ (Hà Nội), một sản phụ đang chờ chuyển dạ đã bất ngờ bị vỡ ối non, chẩn đoán thuyên tắc mạch ối ở thai 36 tuần lần 3 theo dõi rau tiền đạo, gây tai biến nhanh dẫn tới tử vong cả mẹ và thai nhi!

Trước đó, chiều 1/10, Sở Y tế Hà Nội cho biết, Sở đã nhận được báo cáo của BVĐK huyện Chương Mỹ về sự việc thai phụ Tạ Thị Vân tử vong tại bệnh viện.

Cụ thể, vào 20h46 ngày 26/9, thai phụ Vân nhập viện điều trị nội trú với chẩn đoán thai 36 tuần, theo dõi rau tiền đạo. Khi nhập viện, thai phụ tỉnh táo, tiếp xúc tốt, không phù. Sau đó, thai phụ được làm các xét nghiệm cơ bản và được theo dõi tại bệnh viện.

Đến 2h30 ngày 1/10, thai phụ Vân tỉnh, tức bụng dưới, cơn co tử cung thưa. Khoảng 1 giờ sau đó, thai phụ tỉnh, tức bụng dưới, bụng mềm, cơn co tử cung thưa, các bác sĩ đã giải thích cho gia đình và theo dõi tiếp.

Đến 4h10 ngày 1/10, sản phụ thấy vỡ ối, người khó chịu, khó thở, tức ngực, mệt. Khi khám, bác sĩ phát hiện thấy bụng sản phụ mềm, tim rời rạc, ối vỡ. Kết quả, sản phụ được chẩn đoán là thuyên tắc mạch ối ở thai 36 tuần lần 3 theo dõi rau tiền đạo. Kíp trực đã tiến hành hồi sức cấp cứu tích cực cho sản phụ đến 4h45 ngày 1/10 nhưng không có kết quả, thai nhi tim thai rời rạc.

Khi bác sĩ giải thích cho gia đình sản phụ Vân và xin ý kiến lãnh đạo bệnh viện tiến hành mổ lấy thai, hy vọng cứu được thai nhi, gia đình đã đồng ý. Bệnh viện tiến hành phẫu thuật mổ lấy thai, đưa bé gái nặng 2.600g ra. Tuy nhiên, khi đó bé đã tím tái, không có mạch, không tự thở. Các bác sĩ đã tiến hành cấp cứu hồi sức sơ sinh đến 6h15 ngày 1/10 nhưng không có kết quả...

Hà Nội: Cả mẹ và thai nhi tử vong do vỡ ối non sớm khi đang chờ sinh trong bệnh viện! - Ảnh 2.

Bệnh viện đa khoa huyện Chương Mỹ (Hà Nội), nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Internet)

Để kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế, Vụ Sức khỏe Bà mẹ Trẻ em đã có công văn khẩn số 5264/BYT-BMTE gửi Sở Y tế TP Hà Nội đề nghị kiểm tra, xác minh thông tin về nội dung báo đăng và gửi bảo cáo nhanh quả trình theo dõi, chăm sóc, xử tri của BVĐK huyện Chương Mỹ đối với sản phụ Tạ Thị Vân về Bộ Y tế (Vụ Sức khoe Bà mẹ Trẻ em) truớc ngày 07/10/2020.

Vỡ ối non được xem như một biến chứng nguy hiểm xảy ra trước hoặc xảy ra sau cùng thời điểm khi chuyển da, trước khi cổ tử cung của thai phụ mở hết. Vỡ ối non kéo dài đặc biệt nguy hiểm vì ngoài nguy cơ khiến mẹ sinh non thì có thể gây tử vong cho cả mẹ và bé!

Ngoài vỡ ối non thì thai phụ cũng có thể gặp các bệnh nguy hiểm không kém trong thai kỳ, xem ngay TẠI ĐÂY!

1. Nguyên nhân gây vỡ ối non và nhóm đối tượng nguy cơ

Theo các bác sĩ thì hiện tượng vỡ ối non có thể xảy ra khi thai kì bước vào những tháng cuối, lúc này màng ối suy yếu hơn kết hợp với sự co bóp của tử cung có thể gây ra vỡ ối. Thường thì vỡ ối non ở giai đoạn này xảy ra do tử cung bị nhiễm trùng cùng với một số yếu tố nguy cơ cao khác chẳng hạn như:

- Ngôi thai bất thường, cụ thể là ngôi ngang, ngôi mông, ngôi đầu cao

- Thai phụ có khung chậu hẹp

Hà Nội: Cả mẹ và thai nhi tử vong do vỡ ối non sớm khi đang chờ sinh trong bệnh viện! - Ảnh 3.

Thai phụ có nguy cơ bị vỡ ối non nếu khung chậu hẹp (Ảnh: Internet)

- Thai phụ đa ối

- Bị nhiễm trùng đường âm đạo do nấm clamydia, lậu,... hay còn gọi là viêm nhiễm đường sinh dục gây viêm màng ối

- Có tiền căn sinh non

- Bị chảy máu âm đạo trong thai kì

- Thói quen hút thuốc lá trong thời gian mang thai

- Thai phụ không được chăm sóc cẩn thận trong thời gian mang thai, nhất là thời gian trước khi sinh.

Một khi túi ôi vỡ sẽ gây các cơn gò kích thích đẩy bé ra ngoài thông qua cơn chuyển dạ. Trong trường hợp bị vỡ ối non khi thai nhi chưa đủ tuần tuổi và không có sự chuyển dạ xảy ra thì thai nhi có thể bị nhiễm trùng. Nặng hơn có thể khiến thai tử vong do túi ôi bản chất chính là môi trường nuôi dưỡng và bảo vệ thai nhi trong bụng mẹ khỏi những tác động từ bên ngoài.

2. Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu trước khi bị vỡ ối non?

Mỗi một thai phụ thì dấu hiệu vỡ ối non có thể sẽ khác nhau, tuy nhiên một số triệu chứng phổ biến thường thấy là:

- Âm đạo thai phụ bị ra dịch bất thường

- Đáy quần lót có cảm giác ẩm ướt nhiều hơn

Hà Nội: Cả mẹ và thai nhi tử vong do vỡ ối non sớm khi đang chờ sinh trong bệnh viện! - Ảnh 4.

Nếu âm đạo thai phụ bị ra dịch bất thường cần nhanh chóng đưa tới bệnh viện để được thăm khám (Ảnh: Internet)

Lúc này, người nhà nên nhanh chóng đưa thai phụ tới bệnh viện để thăm khám tránh nguy hiểm. Khi tới bệnh viện bà bầu sẽ được bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để thăm khám bên trong âm đạo và dịch rỉ ra từ cổ tử cung.

Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sẽ chỉ định các thai phụ làm thêm xét nghiệm kiểm tra độ cân bằng pH xác định độ cân bằng pH của nước ối, dịch âm đạo và nước tiểu. Điều này cần phải phân biệt rõ. Hoặc thai phụ cũng có thể cần phải siêu âm kiểm tra chức năng túi ối xung quanh thai nhi.

3. Cần làm gì khi bị vỡ ối non?

Tuỳ vào tuổi thai mà khi vỡ ối non sẽ có các biện pháp xử trí khác nhau. Người nhà không nên chủ quan, cần thăm khám và nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khoẻ cho cả mẹ và thai nhi.

Thai 22 – 31 tuần

Với thai 22 - 31 tuần tuổi nếu như vỡ ối non hoặc có nguy cơ mẹ bầu vẫn tiếp tục cố gắng dưỡng thai cẩn thận. Các trường hợp được chẩn đoán cần kéo dài thai kỳ khi ối vỡ non để kích thích trưởng thành phổi thai thông qua tiêm thuốc trưởng thành phổi thai và quản lý nhiễm khuẩn.

- Tiêm thuốc trưởng thành phổi thai: 

Tiêm bắp Betamethasone 12mg/24 giờ x2 ngày hoặc Dexamethasone 6mg/12 giờ x 2 ngày). Tuy nhiên, việc tiêm thuốc này có thể gây ra tác dụng phụ khiến thai bị giảm cân nặng, bị giảm chu vi vòng đầu hoặc chiều dài của cơ thể bé.

Hà Nội: Cả mẹ và thai nhi tử vong do vỡ ối non sớm khi đang chờ sinh trong bệnh viện! - Ảnh 5.

Với thai 22 - 31 tuần tuổi nếu như vỡ ối non hoặc có nguy cơ mẹ bầu vẫn tiếp tục cố gắng dưỡng thai cẩn thận (Ảnh: Internet)

- Quản lý nhiễm khuẩn

Để quản lý nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ tiến hành cấy dịch cổ tử cung, âm đạo và hậu môn. Đồng thời chỉ định thêm sử dụng kháng sinh phổ rộng giúp ngăn ngừa nhiễm trùng cho cả thai phụ và bé và giúp giảm tỉ lệ chuyển dạ sớm.

Hiện nay các nghiên cứu đều đồng thuận sử dụng kháng sinh không nên quá 7 ngày. Do việc kéo dài thời gian uống kháng sinh khi ở tuần thai này là không cần thiết và có thể gây ra vấn đề tăng kháng thuốc của vi khuẩn. Thuốc giảm co cũng có thể được sử dụng trong trường hợp này.

Thai nhi 32 – 33 tuần tuổi

Nếu như vỡ ối non hoặc có nguy cơ khi thai ở 32 - 33 tuần tuổi thì bác sĩ cần xác định cẩn thận tình hình sức khoẻ, phát triển của thai nhi:

- Theo dõi tim thai

- Xác định xem thai có phát triển chậm trong tử cung hay không

- Corticoid trưởng thành phổi thai nhi 

- Áp dụng các biện pháp quản lý nhiễm trùng. 

- Chỉ định dùng thuốc giảm co.

Trong trường hợp có đầy đủ bằng chứng liên quan tới các dấu hiệu trưởng thành phổi, thai nhiễm khuẩn hay thai suy thì sẽ tiến hành kích chuyển dạ.

Thai nhi từ tuần 34 - 36

Nếu như vỡ ối non hoặc có nguy cơ xảy ra khi thai từ tuần 34 - 36 thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khoẻ và phát triển của thai nhi:

Với tuổi thai như trên, đa số các thai phụ sẽ có các cơn chuyển dạ tự nhiên trong vòng 24 tiếng sau khi vỡ ối xảy ra. Tuỳ tình huống mà bác sĩ có thể chờ chuyển dạ tự nhiên hay khởi phát chuyển dạ.

Hà Nội: Cả mẹ và thai nhi tử vong do vỡ ối non sớm khi đang chờ sinh trong bệnh viện! - Ảnh 6.

Thai từ 34 - 36 tuần nếu vỡ ối non có thể chờ cơn chuyển dạ tự nhiên (Ảnh: Internet)

Tuy nhiên, nếu như có đủ bằng chứng trưởng thành phổi thì chấm dứt thai kỳ ngay.

Thai nhi trên 37 tuần

Nếu như vỡ ối non hoặc có nguy cơ khi thai nhi trên 37 tuần tuổi, bác sĩ sẽ kiểm tra trạng thái của cổ tử cung, vị trí ngôi thai, trạng thái của thai, kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng - nếu như có sẽ chấm dứt thai kỳ.

Mổ lấy thai là biện pháp chỉ định nếu như thai không chịu được việc chờ mẹ chuyển dạ. Trường hợp mẹ bị nhiễm trùng lâm sàng nhưng không có chống chỉ định sinh đường âm đạo thì sẽ cho kháng sinh và khởi phát chuyển dạ.

Khởi phát chuyển dạ khi cổ tử cung thuận lợi thai phụ sẽ được truỳen oxyocin. Còn ngược lại, khi tình trạng cổ tử cung không thuận lợi thì bác sĩ sẽ chỉ định làm chín muồi cổ tử cung.

Hà Nội: Cả mẹ và thai nhi tử vong do vỡ ối non sớm khi đang chờ sinh trong bệnh viện! - Ảnh 7.

Tuỳ vào từng trường hợp và trạng thái thai phụ và con mà bác sĩ sẽ có các chỉ định khác nhau khi bị vỡ ối non (Ảnh: Internet)

Tóm lại, để đối phó với hiện tượng vỡ ối non có hai hướng điều trị phổ biến như sau, lựa chọn phương pháp nào sẽ cần dựa trên triệu chứng cũng như trạng thái sức khoẻ của thai phụ cũng như mức độ nghiêm trọng do vỡ ối non gây ra.

- Nhập viện và theo dõi

+ Cơn gò, dấu hiệu chuyển dạ

+ Trạng thái của thai: nhịp tim, cử động

+ Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sốt, đau.

- Sử dụng thuốc

+ Corticosteroid để kích thích trưởng thành phổi và giảm đi nguy cơ trẻ sinh ra bị suy hô hấp

+ Kháng sinh chống nhiễm trùng hoặc điều trị nhiễm trùng nếu có

+ Thuốc sản khoa giúp ngăn chặn các cơn chuyển dạ sinh non.

4. Có biện pháp nào giúp ngăn ngừa biến chứng vỡ ối non không?

Hiện tại không có biện pháp nào để giúp mẹ bầu ngăn chặn tình trạng bị vỡ ối non. Tuy nhiên mẹ bầu nên cố gắng chăm sóc bản thân để có một thai kì khoẻ manh, duy trì một lối sống lành mạnh.

Đặc biệt, với thai phụ nghiện thuốc lá, nên hỏi bác sĩ để có phương pháp từ bỏ sớm.

Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Prelabor_rupture_of_membranes

 

Tác giả: Kim Phụng