Theo Đông y, các loại gia vị có tính ấm giúp khơi thông xoang mũi hiệu quả cho người gặp các vấn đề liên quan tới mũi họng như viêm xoang, tắc nghẽn ngực,... Còn theo y học hiện đại, các loại gia vị giúp tăng cường sức đề kháng giàu chất oxy hoá, kháng viêm phòng ngừa các bệnh khi giao mùa hiệu quả.
Đặc biệt, khi chuyển giao giữa mùa nắng - nhiệt độ cao sang mùa thu - nhiệt độ thấp hơn vi khuẩn thường có điều kiện sinh sôi phát triển thuận lợi và tăng nguy cơ nhiễm bệnh nếu như không có biện pháp bảo vệ thích hợp.
Ngoài các bài tập thể dục tăng cường sức khoẻ thì dinh dưỡng cũng là một vấn đề cần được chú trọng. Dưới đây là danh sách các loại gia vị giúp tăng cường sức đề kháng khi giao mùa hè - thu mà bạn cần nhớ.
Tỏi là gia vị quen thuộc trong nhiều bữa ăn của gia đình Việt. Trong tỏi có nhiều vitamin nhóm B như vitamin B1, vitamin B6, vitamin B12,... và những khoáng chất khác như Fe, Magie, P hay Zn,... nhất là allicin có tác dụng giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn.
Nói cách khác, allicin cùng các vitamin và khoáng chất trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn, bảo vệ màng tế bào khỏi nguy cơ nhiễm trùng và chống oxy hoá cao.
Do vậy, tỏi là gia vị giúp tăng cường sức đề kháng khi giao mùa hè - thu hiệu quả. Ngăn ngừa các bệnh liên quan tới virus, vi khuẩn như cảm cúm. Đặc biệt là tỏi giúp giúp ngắn lại thời gian bị ốm do cảm lạnh.
Lưu ý:
Khi ăn tỏi, muốn hấp thụ được allicin thì bạn cần cắt lát hoặc bằm nhuyễn trước khi nấu từ 10 - 15 phút để allicin được giải phóng hết.
Một loại gia vị giúp tăng cường sức đề kháng nên ăn khi giao mùa hè - thu chính là nghệ. Củ nghệ nếu sử dụng trực tiếp có tác dụng giúp giảm đau, kháng viêm, hiệu quả khi hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày hay làm mờ sẹo.
Khi trời lạnh hơn, hệ tiêu hoá bao gồm ruột và dạ dày có nguy cơ bị kích thích cao dẫn tới các bệnh liên quan tới hệ tiêu hoá như tiêu chảy, đau bụng, hội chứng ruột kích thích,.. Do đó mà bà nội trợ nên bổ sung thêm nghệ vào bữa ăn hàng ngày của gia đình vào thời điểm giao mùa hè - thu này.
Lưu ý:
Để có thể hấp thụ được tối đa tác dụng của curcumin thì nên kết hợp cùng với các loại chất béo tốt như quả bơ, dầu ô liu hay dầu hướng dương.
Chanh hay các loại quả họ chanh có chứa hàm lượng lớn vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch cực kì hiệu quả. Theo ước tính, mỗi 100 gram chanh có chứa tới 29,1 mg vitamin C. Vitamin C giúp bảo vệ cơ thể hiệu quả khỏi sự xâm nhập của virus và vi khuẩn gây bệnh như cảm cúm, cảm lạnh,...
Ngoài ra thì vitamin C trong chanh cũng giúp giải toả căng thẳng hiệu quả.
Lưu ý:
Nếu bạn gặp các bệnh liên quan tới dạ dày thì nên pha loãng chanh ra để giảm tác động của acid tới niêm mạc dạ dày.
Theo bác sĩ Lê Thân, PGĐ Bệnh viện Y học Cổ truyền tỉnh Quảng Nam, cho biết, ớt là một loại gia vị giúp tăng cường sức đề kháng thường được sử dụng nhiều khi thời tiết giảm, ví dụ như giao mùa hè - thu.
Trong 100 gram ớt tươi có chứa tới 143,7mg vitamin C cùng với nhiều khoáng chất khác như Fe, K, Cu,.. có tác dụng chống oxy hoá, cân bằng nhịp tim, huyết áp, kích thích vị giác.
Lưu ý:
Do ớt có tính cay nóng cao nên người đang mắc các bệnh tiêu hoá như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày hay trĩ, viêm họng,... không nên ăn ớt. Nếu muốn ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về định lượng phù hợp.
Trong hành có chứa vitamin A, vitamin B, vitamin C và nhiều loại khoáng chất như acid folic, maigie, canxi hay crom,...nhất là allicin như trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn cao nên là gia vị giúp tăng cường sức đề kháng nên ăn khi giao mùa hè - thu.
Ngoài ra, hành cũng giúp tiêu đờm, chống viêm, giảm sốt nhức đầu hiệu quả.
Lưu ý:
Allicin có trong hành rất dễ bị tiêu biến khi nấu ở nhiệt độ cao. Do vậy, nên thêm hành vào sau cùng để giữ lại tối đa dưỡng chất.