Một bữa sáng cân bằng sẽ cung cấp năng lượng bắt đầu 1 ngày của bạn. Bữa sáng dành cho bệnh nhân ung thư lưỡi nên đơn giản, khẩu phần nhỏ. Nếu bạn gặp nhiều khó khăn khi nuốt thì có thể dùng đồ ăn xay nhuyễn, bột dinh dưỡng, thức ăn lỏng. Tránh các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ như xúc xích, thịt xông khói. Chúng có thể khiến bạn buồn nôn, lại rất không tốt cho tình trạng bệnh.
Bạn có thể chọn 1 trong những thực đơn mẫu sau:
- 1 bát cháo (có thể là cháo thịt băm, cháo gà hầm, cháo xương hầm, cháo tim,...), trái cây cắt nhỏ.
- 1 bát súp (súp gà, súp cua,...), trái cây cắt nhỏ.
- 1 cốc nước ép hoa quả, 1 quả trứng chiên hoặc áp chảo
- 1 ly sinh tố trái cây, sữa chua và 1 bát bột yến mạch trộn sữa.
- Ngũ cốc trộn sữa, trái cây cắt nhỏ.
- 1 cốc nước ép hoa quả, bánh pudding.
Cần chú ý, tránh các hoa quả và các loại nước ép từ hoa quả có axit như cam, bưởi, dứa,... bởi chúng có thể khiến bệnh nhân ung thư lưỡi bị đau và xót miệng, gây mất hứng thú ăn uống.
Vào bữa trưa và bữa tối, bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn giàu tinh bột và protein để cung cấp năng lượng cho cơ thể, tránh tình trạng bị giảm cân. Tùy vào lượng ăn, sở thích ăn uống mà bệnh nhân ung thư lưỡi có thể chọn những món gợi ý dưới đây vào thực đơn bữa trưa và bữa tối:
- Cháo (gà, cá, thịt bò,... tùy sở thích)
- Cơm (nên nấu cơm nát để bệnh nhân ung thư lưỡi dễ nuốt)
- Mỳ ống với phô mai và nước sốt, mì xào, mì trộn, mì nấu.
- Bún nấu.
- Ngũ cốc nấu chính
- Salad nhiều sốt (có thể là salad gà, cá ngừ, trứng,...)
- Trứng tráng.
- Súp.
- Thịt hầm.
- Rau
- Cá nấu chín mềm, cá hồi nướng.
- Đậu phụ.
- Hoa quả như táo, chuối, lê,...
- Sữa chua.
- Thạch.
- Kem.
Khi chế biến món ăn cho bữa chính cần chú ý cắt nhỏ và nấu chín mềm. Món ăn cần đa dạng nhóm thực phẩm và thay đổi liên tục để bệnh nhân cảm thấy ngon miệng hơn. Không sử dụng gia vị cay, chua, các loại gia vị mặn có thể kích thích niêm mạc lưỡi làm bệnh nhân ung thư lưỡi bị đau, mất hứng thú ăn uống.
Vì bệnh nhân ung thư lưỡi thường bị mất vị giác và gặp nhiều khó khăn trong ăn uống, nên các bữa ăn họ thường không ăn được nhiều. Nhưng nhu cầu năng lượng của họ vẫn rất lớn, để hoạt động và chiến đấu với bệnh tật. Vì lý do này mà các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân ung thư lưỡi nên ăn 6 - 7 bữa trong ngày. Bữa phụ cũng cần được chú trọng đảm bảo giàu dinh dưỡng, ngon miệng và dễ ăn.
Ăn bữa phụ, bệnh nhân ung thư lưỡi có thể chọn các món như:
- Sữa lắc
- Kem
- Sữa chua
- Sinh tố trái cây
Nếu bệnh nhân ung thư lưỡi cảm thấy đói, thì bữa phụ có thể là:
- Bánh mỳ bơ sữa mềm.
- Khoai tây nghiền.
- Salad nhiều sốt (có thể là salad gà, cá ngừ, trứng,...)
- Cháo (có thể là cháo thịt băm, cháo gà hầm, cháo xương hầm, cháo tim,...)
- Súp (súp gà, súp cua,...)
- Bún, mỳ hoặc phở.
Các bữa phụ nên ưu tiên đồ ăn mát và lạnh như thạch, kem, sữa chua, nước mát,.... để làm dịu những cơn đau và khó chịu trong miệng của bệnh nhân ung thư lưỡi.
Trên đây chỉ là 1 số gợi ý để xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư lưỡi. Chế độ ăn uống còn dựa rất nhiều vào tình trạng bệnh và sở thích ăn uống của người bệnh. Nếu bạn cảm thấy quá kho khăn trong việc xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho bản thân, thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia dinh dưỡng.