Gợi ý một số mẹo chữa bệnh khó thở hiệu quả tại nhà

Gợi ý một số mẹo chữa bệnh khó thở hiệu quả tại nhà
Bài viết này sẽ cung cấp một số mẹo chữa bệnh khó thở mà hầu hết mọi người có thể thử thực hiện tại nhà.

Khó thở là tình trạng xảy ra khi một người khó lấy đủ không khí để thở. Tình trạng này có thể từ nhẹ đến nặng. Thuật ngữ y học gọi tên triệu chứng này là khó thở. Mặc dù khá phổ biến nhưng khó thở có thể gây khó chịu và mệt mỏi cho người mắc phải. Do đó, mọi người nên chuẩn bị sẵn kiến thức cho các mẹo chữa bệnh khó thở ngay tại nhà.

1. Nguyên nhân của chứng khó thở

Một số người có thể gặp phải tình trạng bị hụt hơi đột ngột chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng cũng nhiều trường hợp mắc phải tình huống này thường xuyên và kéo dài hơn.

Khó thở xảy ra thường xuyên có thể có nguyên nhân hoặc là kết quả của một vấn đề bệnh lý nghiêm trọng hơn. Khi tình trạng khó thở xảy ra một cách đột ngột, điều đó đồng nghĩa với việc người bệnh cần được điều trị khẩn cấp.

Dưới đây là các nguyên nhân có thể gây nên chứng khó thở của một người:

1.1. Nguyên nhân phổ biến

Thỉnh thoảng gặp khó thở có thể xảy ra do: tình trang thừa cân béo phì; hút thuốc lá; tiếp xúc với các chất gây dị ứng; nhiệt độ quá cao; do các bài tập quá sức; do tâm lý lo lắng.

Trong khi đó, khó thở thường xuyên có thể là do một số tình trạng bệnh nghiêm trọng xảy ra ở phổi hoặc tim. Tim và phổi là các cơ quan giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể và giúp loại bỏ carbon dioxide. Do đó, nếu cơ thể người bệnh có các bệnh lý ảnh hưởng đến hoạt động của tim phổi cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hô hấp.

Các bệnh lý tiềm ẩn ở tim và phổi có thể gây khó thở bao gồm:

- Hen suyễn

- Thiếu máu

- Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

- Ung thư phổi

- Tình trạng viêm màng phổi

- Bệnh lao phổi

Một số mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà - Ảnh 2.

Cũng có một số nguyên nhân gây khó thở cấp tính hoặc đột ngột mà người bệnh cần được cấp cứu kịp thời - Ảnh: newlovetimes

Đọc thêm:

- Trẻ bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ phải làm sao?

- Tức ngực khó thở là bệnh gì? Lưu ý gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh?

1.2. Nguyên nhân cấp tính

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân gây khó thở cấp tính hoặc đột ngột mà người bệnh cần được cấp cứu kịp thời, chẳng hạn như:

- Một phản ứng dị ứng nghiêm trọng

- Nghẹt thở

- Suy tim

- Hở van tim

- Có một cục máu đông trong phổi

- Viêm phổi nặng

- Ngộ độc carbon monoxide

- Có vật lạ trong phổi

2. Các mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà

Khi người bệnh đã tìm hiểu được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở của họ và đó không phải là trường hợp cần cấp cứu y tế, họ có thử một số mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà.

Một số mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà - Ảnh 3.

Nếu không phải là nguyên nhân cần cấp cứu khẩn cấp, mọi người có thể thử các mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà - Ảnh: top10homeremedies

Các mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà dưới đây có thể sẽ giúp ích cho bạn:

2.1. Thở sâu

Hít thở sâu bằng bụng có thể giúp một người kiểm soát được tình trạng khó thở. Để thử thở sâu tại nhà, người bệnh có thể thực hiện theo các bước:

- Nằm xuống và đặt hai tay lên bụng

- Hít vào sâu bằng mũi, thả lỏng bụng để không khi vào đầy phổi

- Giữ hơi thở trong vài giây

- Thở ra từ từ bằng miệng

Một số mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà - Ảnh 4.

Hít thở sâu bằng bụng có thể giúp một người kiểm soát được tình trạng khó thở - Ảnh: yurielkaim

Mọi người có thể thực hiện bài tập này vài lần mỗi ngày hoặc thường xuyên khi cảm thấy khó thở. Tốt nhất là nên tiếp tục thở chậm và sâu hơn là thực hiện quá nhanh chóng. Mọi người cũng có thể thử các loại bài tập thở sâu khác, chẳng hạn như thở bằng cơ hoành.

Tuy chưa có nhiều bằng chứng cho việc hít thở sâu giúp chữa khó thở, tuy nhiên người bệnh có thể cảm thấy dễ chịu tức thời khi thực hiện.

Cũng có một số rủi ro liên quan đến việc thực hiện các bài tập thở sâu không đúng cách. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, người bệnh thực hiện thở sâu không đúng cách, những bài tập này có thể gây hại nhiều hơn là mang lại lợi ích.

Ví dụ, ở một số người bị bệnh hô hấp mãn tính nghiêm trọng, các bài tập thở sâu có thể dẫn đến tình trạng gia tăng thể tích phổi khiến luồn không khí bị ngăn cản. Một số rủi ro khác thường thấy như giảm sức cơ hoành và gây tăng tình trạng khó thở.

Nếu có thể, hãy thực hiện bài tập thở sâu với sự trợ giúp của các chuyên gia y tế để đảm bảo giảm thiểu được các rủi ro có thể xảy ra.

2.2. Thở mím chặt môi

Một mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà giúp giảm tình trạng khó thở là bài tập thở mím môi. Thở mím môi giúp người bệnh giảm khó thở bằng cách làm chậm nhịp thở của một người. Bài tập này đặc biệt có ích nếu khó thở do nguyên nhân căng thẳng hoặc lo lắng.

Một số mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà - Ảnh 5.

Một mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà giúp giảm tình trạng khó thở là bài tập thở mím môi - Ảnh: ecohealthlab

Để thử thở mím môi tại nhà, mọi người có thể thực hiện theo các bước:

- Ngồi thẳng lưng trên ghế, thả lỏng hai vai.

- Mím hai môi vào nhau, giữ một khoảng cách nhỏ giữa chúng.

- Hít vào bằng mũi trong vài giây.

- Nhẹ nhàng thở ra bằng cách mím môi và đếm từ 1 đến 4.

- Lặp lại kiểu thở này một vài lần.

Người bệnh có thể thử bài tập này bất cứ khi nào cảm thấy khó thở và có thể lặp lại bài tập này đến khi cảm thấy tốt hơn.

2.3. Sử dụng quạt

Một nghiên cứu năm 2010 cho thấy, sử dụng quạt cầm tay để cung cấp không khí qua mũi và mặt có thể làm giảm cảm giác khó thở. Cảm nhận được lực của không khí khi hít vào có thể khiến bạn có cảm giác như không khí đi vào cơ thể nhiều hơn. Do đó, phương pháp này có thể giúp giảm khó thở.

Tuy nhiên, việc sử dụng quạt có thể không giúp cải thiện các triệu chứng xảy ra do tình trạng bệnh lý có từ trước.

Trong một nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu không tìm thấy lợi ích rõ ràng nào trong liệu pháp sử dụng quạt, mặc dù nó có vẻ giúp ích cho một số người.

2.4. Xông hơi

Một số mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà - Ảnh 6.

Xông hơi là mẹo chữa bệnh khó thở khá hiệu quả bởi tác dụng giúp đường mũi của người bệnh thông thoáng hơn - Ảnh: ecoparent

Xông hơi là mẹo chữa bệnh khó thở khá hiệu quả bởi tác dụng giúp đường mũi của người bệnh thông thoáng hơn. Nhiệt độ và hơi ẩm từ hơi nước cũng có thể giúp làm loãng chất nhầy trong phổi, từ đó có thể làm giảm tình trạng khó thở.

Để thử xông hơi tại nhà, người bệnh có thể chuẩn bị:

- Đổ nước thật nóng vào bát lớn.

- Thêm một vài giọt bạc hà hoặc khuynh diệp vào bát.

- Phủ một chiếc khăn lên đầu và ghé mặt gần lại miệng bát.

- Hít thở sâu để hít hơi nước vào đường mũi.

- Mọi người nên để nước nguội một chút để tránh hơi nước quá nóng có thể làm bỏng da mặt

2.5. Uống cà phê nguyên chất

Uống một chút cà phê nguyên chất là mẹo chữa bệnh khó thở rất hay, vì thành phần caffeine có trong cà phê có thể làm giảm căng cơ đường thở của người bệnh.

Một đánh giá năm 2010 cho thấy rằng tác dụng của caffeine giúp cải thiện một chút trong cách hoạt động đường thở của người bị hen suyễn.

Uống cà phê đen có thể giúp giảm khó thở, vì caffeine trong cà phê có thể làm giảm căng cơ trong đường thở của một người. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê quá nhiều bởi loại thức uống này có thể khiến nhịp tim tăng lên.

2.6. Ăn gừng tươi

Ăn một chút gừng tươi hoặc thêm một vài lát gừng vào nước nóng để uống có thể giúp giảm khó thở do nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, gừng có thể có hiệu quả trong việc chống lại vi rút hợp bào hô hấp – một nguyên nhân phổ biến gây nhiễm trùng ở đường hô hấp.

Một số mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà - Ảnh 7.

Ăn một chút gừng tươi hoặc thêm một vài lát gừng vào nước nóng để uống có thể giúp giảm khó thở - Ảnh: deneennaturalhealth

2.7. Đứng chống tay lên bàn

Nếu cảm thấy khó thở, hãy đứng gần một chiếc bàn hoặc đồ nội thất phẳng. Chống khuỷu tay hoặc bàn tay lên mặt bản, giữ cho phần cổ của bạn được thư giãn. Sau đó, tựa đầu vào cẳng tay và từ từ thư giãn cơ thể. Tư thế này sẽ giúp bạn dễ thở hơn.

3. Mẹo chữa bệnh khó thở bằng cách giảm các yếu tố nguy cơ

Tùy thuộc vào nguyên nhân khó thở mà người bệnh có thể thực hiện một số thay đổi về lối sống, nhằm tránh các tác nhân gây ra tình trạng này. Những thay đổi người bệnh có thể thực hiện bao gồm:

- Giảm cân, duy trì cân nặng ở mức độ hợp lý

- Tập thể dục theo hướng dẫn của chuyên gia y tế

- Tránh tập thể dục ở thời tiết quá nóng

- Bỏ thuốc lá hoặc tránh khói thuốc lá thụ động

- Tránh các chất gây dị ứng và ô nhiễm

- Tuân thủ tất cả các phương án điều trị của bác sĩ

4. Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Một số mẹo chữa bệnh khó thở tại nhà - Ảnh 8.

Nếu bạn lần đầu tiên cảm thấy khó thở mà chưa rõ nguyên nhân, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám - Ảnh: thehealthy

Nếu bạn cảm thấy khó thở nhẹ thường xuyên và đã nhận được chẩn đoán từ bác sĩ. Nếu bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân không quá đáng lo ngại, hãy thử thực hiện một số mẹo chữa bệnh khó thở kể trên.

Tuy nhiên, nếu bạn lần đầu tiên cảm thấy khó thở mà chưa rõ nguyên nhân, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Bởi chỉ có bác sĩ mới có thể đưa ra được các chẩn đoán chính xác.

Trong một số trường hợp, khó thở có thể là một tình trạng cần được cấp cứu ngay lập tức. Hãy gọi điện ngay cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy khó thở đột ngột, dữ dội hoặc cảm giác đau tức ngực. Đừng ngần ngại nhờ sự trợ giúp từ người khác.

Nguồn tham khảo:

1. https://www.healthline.com/health/home-treatments-for-shortness-of-breath#see-a-doctor

2. https://www.medicalnewstoday.com/articles/319175#symptoms


Tác giả: Tiểu Quyên