Cách nấu cháo ăn dặm cho bé luôn là chủ đề được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Làm sao để có được món cháo hấp dẫn nhưng vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng cần thiết cho bé? Mẹ sẽ cần lưu ý đến 4 yếu tố khi chế biến thực phẩm ăn dặm: Tỷ lệ gạo và nước khi nấu cháo, nguyên liệu, cách nấu cháo và cách bảo quản.
Trong thịt, xương có nhiều đạm và chất béo, khi nấu ở nhiệt độ cao mà đổ thêm nước lạnh vào sẽ khiến các chất này kết tủa nhanh chóng. Điều này dẫn đến thời gian ninh xương lâu hơn và xương khó nhừ. Kèm theo đó là mùi vị, dinh dưỡng trong thịt, xương bị biến đổi, giảm chất lượng.
Vào giai đoạn trẻ mới bắt đầu ăn dặm, mẹ khi nấu ăn cho trẻ nên nên hạn chế gia vị khi nêm nếm đồ ăn cho trẻ.
Thực tế, vị mặn, ngọt tự nhiên đã có sẵn trong thịt, rau củ là đủ sử dụng nhưng vẫn an toàn cho trẻ. Tới giai đoạn trẻ được 9 đến 11 tháng, lúc này phụ huynh mới có thể thêm một chút ít gia vị vào món ăn cho trẻ. Bản chất việc thêm mắm, muối vào thức ăn quá sớm còn là nguyên nhân khiến thận bé phải làm việc quá sức gây nhiều tác động xấu tới sức khỏe của bé sau này.
Nhiều phụ huynh khi nấu cháo cho trẻ có thói quen quấy đảo nồi cháo liên tục. Tuy nhiên, hành động khuấy cháo liên tục sẽ làm thực phẩm trong nồi dễ nát, nhũn và giảm giá trị dinh dưỡng. Không chỉ thế, đồ nát sẽ khiến món ăn không còn hấp dẫn, làm trẻ mất hứng thú ăn.
Nếu muốn cho thêm sữa vào các món cháo, súp… để tăng độ béo, ngậy và nhiều dinh dưỡng thì không nên nấu sữa quá lâu và nấu sôi nhiều lần. Điều này sẽ làm đạm trong sữa bị tách và vitamin bị phân hủy.
Tốt nhất trong trường hợp này là nên nấu bột, gạo, rau trong nước trước rồi mới thêm sữa vào, đun đến khi sôi và bắc ra ngay để giữ trọn vẹn giá trị dinh dưỡng.
Đọc thêm:
Những sai lầm khi cho trẻ ăn dặm mà cha mẹ cần tránh
Các yêu cầu về thực phẩm ăn dặm của trẻ
Dựa vào tỷ lệ gạo và nước mà bạn có thể tùy chỉnh cháo loãng hoặc đặc. Ở thời gian bắt đầu ăn dặm, bé nên làm quen với cháo loãng hay bột trước. Sau đó bạn có thể tăng dần độ sánh đặc để con có thể tập nhai thực phẩm. Điều này vừa giúp kích thích men tiêu hóa tiết ra nhiều hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình hoạt động của dạ dày.
Bạn có thể dựa theo bảng công thức nấu cháo dưới đây để cân bằng tỉ lệ gạo:nước dưới đây:
Giai đoạn ăn dặm | Tỷ lệ gạo:nước | Lượng gạo (g)* | Lượng nước (ml) |
Trẻ 6-7 tháng tuổi | 1:12 | 20 | 250 |
1:10 | 20 | 200 | |
Trẻ 8-11 tháng tuổi | 1:8 | 30 | 250 |
1:6 | 40 | 250 |
Chú ý: Khi bạn đong gạo bằng thìa canh thì có thể quy đổi 1 muỗng gạo = 5g.
Nếu bạn thường xuyên nấu sẵn cháo để trữ đông và hàng ngày lấy ra một lượng cụ thể để nấu cháo ăn dặm thì nên nấu theo tỷ lệ gạo, nước là 1:5. Khi rã đông cháo, bạn thường sẽ cho thêm các thực phẩm khác và nước vào nên từ ban đầu nếu cho quá nhiều nước sẽ dễ làm cháo bị loãng.
Khi đã biết được tỷ lệ gạo và nước, việc tiếp theo là chọn nguyên liệu phù hợp để nấu cháo ăn dặm. Nguyên liệu không chỉ giúp món ăn trở nên thơm ngon mà còn đảm bảo được nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của trẻ. Cụ thể:
Nguyên liệu phần lớn cho các thực đơn ăn dặm thường bao gồm rau, củ, quả, ngũ cốc, sữa.
Nấu cháo cho trẻ, phụ huynh nên lựa chọn như sau:
Các loại rau có màu xanh thẫm và chỉ sử dụng lá, không nên dùng cọng, thân. Bên cạnh đó là các loại củ, quả có thể nấu mềm như cà chua, khoai tây, cà rốt, khoai lang, bí đao,…
Ngoài ra, nên hạn chế: Các loại rau, củ có thể gây nên tình trạng dị ứng như lạc, lúa mì, đậu nành, ngô. Nếu vẫn muốn sử dụng các nguyên liệu này thì bạn nên thử theo dõi phản ứng dị ứng của trẻ bằng cách:
- Nấu riêng từng loại nguyên liệu và theo dõi phản ứng của trẻ sau 2- 3 lần ăn.
- Nếu trẻ có những triệu chứng như đỏ mắt, nổi mẩn đỏ, ngứa da, khó thở,… thì không nên dùng thực phẩm.
Thời điểm này bạn có thể cho bé tập làm quen nguyên liệu từ động vật như cá, thịt bò, thịt gà, heo trứng.
Phụ huynh nên lựa chọn thực phẩm như sau: Những loại thịt nạc, mềm và các loại cá chứa chất béo tốt. Tuy nhiên, không nên cho trẻ ăn cá quá 3 lần/tuần. Nếu trẻ dễ bị dị ứng thì không nên cho ăn trứng và tôm trong thời điểm này. Lượng thịt, cá trong bữa ăn hàng ngày sẽ khoảng 15g/phần ăn.
Mẹ nên hạn chế: Các loại hải sản có tính chất cứng như trai, sò, hàu vì có thể làm tăng khả năng dị ứng ở trẻ.
Việc cho nhiều gia vị khi con ăn dặm là không nên bởi trẻ dễ bị lệ thuộc vào hương vị của chúng và trở nên kén ăn hơn. Bên cạnh đó cho quá nhiều muối, đường trước khi trẻ được 12 tháng có thể tác động xấu đến thận của con. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn quá nhạt trong thời gian dài cũng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Cách nấu cháo ăn dặm lý tưởng nhất là nên hạn chế tối đa dùng muối hay đường trong đồ ăn của trẻ. Nếu muốn thức ăn thơm ngon và bớt nhạt, bạn nên sử dụng các nguyên liệu là rau củ có vị ngon tự nhiên.
Phương pháp trữ đông là cách an toàn và hiệu quả để lưu trữ các nguyên liệu nấu cháo. Bạn có thể mua cùng lúc nhiều nguyên liệu khác nhau, rửa sạch, nấu chín, xay nhuyễn và chia thành các phần bằng nhau rồi để đông đá.
Khi sử dụng, mẹ cần lưu ý dùng hết trong 1 tuần, không nên để lâu mất chất dinh dưỡng. Ngoài ra, mẹ nên đong lượng nguyên liệu sao cho vừa trong 1 phần ăn của trẻ, không nên để thừa thức ăn.
Bài viết đã giới thiệu cho bạn những cách nấu cháo ăn dặm cho bé đơn giản, tiện lợi. Cho trẻ ăn đúng cách, đúng lúc, đúng giai đoạn vừa giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp mẹ nhẹ nhàng trong việc nấu ăn.