Giới thiệu các biến chứng bệnh đau dạ dày

Giới thiệu các biến chứng bệnh đau dạ dày
Trong 70% dân số Việt Nam có vấn đề sức khỏe với bộ phân tiêu hóa của mình, rất nhiều người bị biến chứng bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Bệnh có các biểu hiện phổ biến như: đau bụng cả khi no lẫn lúc đói, ợ chua,… Dẫu vậy, bệnh nhân mắc bệnh thường thiếu sự quan tâm tới bệnh và để bệnh phát triển nặng mới chú ý. Trong nhiều trường hợp, bệnh tình chữa trị không kịp thời có thể dẫn tới các biến chứng hiểm nguy dưới đây.

Các biến chứng bệnh đau dạ dày

1. Ung thư dạ dày

Giới thiệu các biến chứng bệnh đau dạ dày - Ảnh 1.

Tỉ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày tại Việt Nam ngày càng cao (Ảnh: Internet)

Hội ung thư học Việt Nam cho biết, tỷ lệ bệnh nhân ung thư dạ dày ngày càng cao. Bệnh nằm trong danh sách 5 bệnh ung thư phổ biến nhất tại Việt Nam nhưng không phải ai cũng chú ý tới bệnh. Cứ 1000 người thì chỉ có 30 bệnh nhân ung thư dạ dày khám chữa bệnh trong gian đoạn sớm. Đặc biệt, số liệu cũng chỉ ra ung thư dạ dày đang ngày càng trẻ hóa với tốc độ nhanh chóng.

Khi dạ dày xuất hiện vết loét mà bệnh nhân không điều trị kịp thời, tỉ lệ ung thư từ vết loét trên niêm mạc dạ dày sẽ rất cao. Dấu hiệu ung thư dạ dày và đau dạ dày giống nhau (mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn) nên nhiều bệnh nhân mãn tính thường chủ quan. Tới khi đau không chịu nổi, sụt cân nhanh, thiếu máu, bệnh nhân mới chú ý và tới cơ sở y tế thì đã quá muộn.

2. Xuất huyết dạ dày

Giới thiệu các biến chứng bệnh đau dạ dày - Ảnh 2.

Xuất huyết dạ dày là biến chứng phổ biến bệnh đau dạ dày (Ảnh: Internet)

Xuất huyết dạ dày là biến chứng phổ biến của bệnh đau dạ dày. Viêm loét dạ dày cấp, mãn tính và nhiều bệnh lý khác là hung thủ của biến chứng này. Các vết loét dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng do không được điều trị kịp thời đi cùng với dạ dày luôn phải xử lý thực phẩm kém chất lượng.

Viêm dạ dày dẫn tới chảy máu dạ dày trở nên vô cùng nguy hiểm vì khó điều trị, cầm máu trong dạ dày. Chảy máu dạ dày nặng còn xuất hiện tình trạng mất máu cấp tính có các biểu hiện như tụt huyết áp, chân tay lạnh, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, da niêm mạch nhợt nhạt, mạch nhỏ nhưng thanh và khó bắt, thở dốc, sốt nhẹ ảnh hưởng tới tính mạng bệnh nhân,…

Vậy nên, các bác sĩ khuyên bệnh nhân viêm loét dạ dày nên sớm điều trị để bảo đảm tính mạng khi chảy máu dạ dày.

3. Thủng dạ dày

Giới thiệu các biến chứng bệnh đau dạ dày - Ảnh 3.

Nếu bạn phát hiện mình bị thủng dạ dày, tình trạng bệnh đã rất nghiêm trọng (Ảnh: Internet)

Thủng dạ dày là biến chứng bệnh đau dạ dày vô cùng nghiêm trọng.

Các vết loét dạ dày càng sâu càng khiến niêm mạc dạ dày tổn thương và trở nên mỏng đi. Sự chủ quan chữa bệnh của bệnh nhân sẽ khiến vết loét này trở thành các vết thủng kèm theo xuất huyết dạ dày. Khi thủng dạ dày, nếu không cứu chữa kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong nhanh chóng.

Thông thường, bệnh nhân chỉ có một lỗ thủng khả thi gồm một ổ loét non hoặc một ổ loét xơ chai. Ổ loét dạ dày phần lớn nằm ở bờ cong nhỏ, ít gặp mặt sau hoặc mặt trước dạ dày. Vết ổ có kích thước thường to hơn khi ở tá tràng và sơ chai hoặc mềm mại phụ thuộc vào tình trạng loét.

4. Phải làm gì khi bị biến chứng bệnh đau dạ dày

Biến chứng bệnh đau dạ dày xuất hiện đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh của bạn đã tới mức nguy hiểm. Vậy nên, cách tốt nhất để chữa trị là bạn đừng nên để các biến chứng ghé thăm mình.

Để thực hiện điều đó, bạn nên điều trị triệt để viêm loét dạ dày và rèn luyện đời sống sinh hoạt khoa học: không hút thuốc, lạm dụng thực phẩm kích thích, ăn uống hợp lý, tránh stress. Bên cạnh đó, bạn cũng nên sử dụng thường xuyên các thảo dược có công dụng ức chế vi khuẩn HP, hỗ trợ bao vết loét niêm mạc để ngăn ngừa tổn thương dạ dày.

Tổng hợp

Tác giả: Quang Anh