Giới thiệu bệnh Parkinson và cách chữa trị (Ảnh: Internet)
Bệnh Parkinson là bệnh thần kinh do các nhóm tế bào trong não thoái bóa. Các tế bào não không kiểm soát được vận động của cơ bặp khiến người bệnh đi đứng khó khăn, chậm chạp và run cứng.
So với nữ giới, bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn. Thời gian khởi phát khoảng từ 60 tuổi trở đi. Các dấu hiệu ban đầu thường có ở khoảng 50 tuổi. Dẫu vậy, các số liệu y tế gần đây cho thấy, gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trên 35 tuổi có dấu hiệu sớm của bệnh Parkinson chiếm gần 10%.
Người mắc bệnh Parkinson sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc sinh hoạt thường ngày. Tốc độ phát triển của bệnh tăng lên từ từ không ngừng. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, phần lớn bệnh nhân vẫn có thể sống được trong nhiều năm.
Hiện tại, y học hiện đại chưa có cách phòng ngừa và chữa trị triệt để bệnh Parkinson. Dẫu vậy, các thuốc điều trị hiện nay có thể làm giảm triệu chứng bệnh rất tốt. Bên cạnh đó, các phương pháp khác như vật lý trị liệu, chế độ ăn thích hợp, tập luyện thể dục đều đặng,…cũng được các bác sĩ khuyên thực hiện phối hợp…Một số trường hợp có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật như kích thích não sâu.
Dùng thuốc là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh Parkinson (Ảnh: Internet)
Dùng thuốc là phương thiếu điều trị chủ yếu cho bệnh nhân Parkinson. Trong giai đoạn đầu, thuốc thường có hiệu quả ấn tượng, nhất là 4 – 5 năm đầu từ khi phát bệnh.
Tuy nhiên, việc đáp ứng với ngày càng kém dần trong giai đoạn sau này. Người bệnh thường có xu hướng phải tăng liều điều trị. Nhiều biến chứng bắt đầu xuất hiện từ đây.
Phục hồi chức năng giúp người bệnh Parkinson nâng cao chất lượng cuộc sống (Ảnh: Internet)
Phục hồi chức năng có vai trò quan trọng cho người mắc bệnh nâng cao chất lượng cuộc sống. Các biện pháp phục hồi chức năng cần thực hiện song song với thuốc nhằm khắc phục các tàn tật do bệnh gây ra.
Để có thể luyện tập chuẩn chỉnh, người bệnh có thể tới các trung tâm, cơ sở y tế có chuyên khoa Phục hồi chức năng. Các buổi hướng dẫn bài tập tự tập luyện cũng cần thiết tham gia để bạn có thể tự mình tập ở nhà.
Một số trường hợp có thể giải quyết bằng phương thức phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa phổ biến ở nước ta. Phẫu thuật chỉ thích hợp với các bệnh nhân không đáp ứng được thuốc. Một số loại phẫu thuật có thể sử dụng gồm làm tổn thương, kích thích não sâu, phẫu thuật bằng tia gamma. Cấy ghép mô thần kinh cũng là một phương pháp có hiệu quả nhưng chưa được sử dụng rộng rãi.
Phẫu thuật dành cho những bệnh nhân không đáp ứng được thuốc điều trị (Ảnh: Internet)
Trong các phương pháp trên, kích thích não sâu là một phương pháp được đánh giá cao và đang được nghiên cứu tại Việt Nam. Đây là một trong những kỹ thuật hiện đại nhất trong việc điều trị bệnh Parkinson và các rối loạn vận động khác.
Ở các châu Âu và Mỹ, bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân dùng kỹ thuật này để điều trị bệnh nhân Parkinson trong giai đoạn sử dụng thuốc không hiệu quả (thường khoảng 5 năm từ khi chẩn đoán bệnh).
Phương pháp kích thích não sâu sẽ phẫu thuật sọ não để đưa một que kim loại (điện cực) vào các cấu trúc sâu trong não. Tiếp theo, điện cực sẽ được nối với một dây dẫn ra khỏi não, luồn xuống phía dưới da từ vùng đầu tới cùng trước ngược và gắn vào máy tạo nhịp. Tùy vào cường độ điện sử dụng cao hay thấp mà pin sẽ có tuổi thọ trên dưới 5 năm. Tương tự máy tạo nhịp tim, khi được kích thích, dòng điện sẽ theo dây dẫn vào diện cực rồi tác động vào nhân não, cải thiện triệu chứng cho người bệnh.
Tổng hợp