Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidal: do bị lạnh, các vi khuẩn và virut có sẵn ở mũi họng gây bệnh khi cơ thể suy giảm sức đề kháng; sau các bệnh nhiễm khuẩn ở đường hô hấp trên như cúm, sởi, ho gà..., vi khuẩn gây bệnh thường gặp là liên cầu, tụ cầu, đặc biệt nguy hiểm là liên cầu tan huyết nhóm A; do tạng bạch huyết...
Về bản chất của bệnh viêm amidan, chứng bệnh này không hoàn toàn là một bệnh lý gây nguy hiểm cho người bệnh. Thậm chí có những trường hợp bệnh nhân cũng có thể tự khỏi mà không cần áp dụng các biện pháp điều trị. Những triệu chứng của bệnh khi khởi phát thường chỉ mang đến những phiền phức khó chịu trong giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày.
Viêm amidan nếu không điều trị kịp thời dễ dẫn đến viêm phế quản
Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta được phép lơ là với chứng viêm amidan này. Bởi nếu như không có biện pháp điều trị kịp thời, viêm amidan hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Cụ thể đó là:
- Gây biến chứng tại chỗ: Viêm amidan có thể bị áp xe, viêm tấy.
- Gây các biến chứng gần: Gây viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa…
- Gây biến chứng xa: Gây viêm khớp, viêm thận, viêm màng tim…
- Ngoài ra, viêm amidan cũng có thể gây nên những hệ quả đáng tiếc như cơ thể chậm phát triển, cơ thể mệt mỏi, uể oải, chán ăn, dễ sinh cáu gắt, nóng giận vô cớ…
Viêm amidan gây biến chứng xa là viêm khớp
Đối với viêm amidan cấp: dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng, nhưng tốt nhất theo kháng sinh đồ. Điều trị triệu chứng: dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, thuốc làm lỏng chất nhầy, giảm ho. Tại chỗ dùng nước muối sinh lý 9%o nhỏ mũi, súc họng, hoặc dùng các dung dịch sát khuẩn. Bệnh nhân cần được nằm nghỉ, ăn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ. Viêm amidan mạn tính: phẫu thuật cắt amidan.
Viêm amidan là một bệnh thường gặp, gây các biến chứng nguy hiểm, vì vậy việc phòng bệnh rất quan trọng. Các biện pháp phòng bệnh hiệu quả gồm:
- Tránh bị lạnh bằng việc quàng khăn, mặc ấm; không uống nước đá, ăn kem khi trời lạnh hoặc cơ thể đang yếu vì dễ mắc bệnh.
Giữ ấm cơ thể là cách để phòng bệnh viêm amidan
- Giữ vệ sinh răng miệng, mũi bằng việc đánh răng, súc miệng bằng nước muối sinh lý để tránh các viêm nhiễm.
- Đeo khẩu trang khi ra đường hay khi đến nơi đông người để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây viêm hầu họng, amidan.
- Khám và điều trị tích cực các bệnh tai - mũi - họng, răng - hàm - mặt. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng việc rèn luyện thân thể, dinh dưỡng hợp lý, tránh bị nhiễm lạnh.
Tổng hợp