Giang mai có chữa khỏi được không?

Giang mai có chữa khỏi được không?
Giang mai có chữa khỏi được không là vấn đề nhiều nam giới quan tâm. Mặc dù là bệnh lý nguy hiểm nhưng giang mai có thể được chữa khỏi trong điều kiện phát hiện bệnh sớm.

Giang mai là bệnh lây truyền, gây ra bởi xoắn khuẩn Treponema pallidum (T. pallidum).

Nguyên nhân lây truyền bệnh chủ yếu là qua đường tình dục. Loại xoắn khuẩn giang mai này xâm nhập khi giao hợp qua đường âm đạo, hậu môn hay miệng hoặc lây truyền từ mẹ sang thai nhi. 

Bệnh nguy hiểm nên câu hỏi "Giang mai có chữa khỏi được không?"là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Bệnh giang mai có diễn biến rất phức tạp, và có các biểu hiện tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh. Giang mai có chữa khỏi được không là phụ thuộc vào giai đoạn phát bệnh, mức độ nguy hiểm cũng như phương pháp chữa trị hiệu quả.

1. Những giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

1.1. Giai đoạn 1

Bệnh giang mai giai đoạn 1 có thời kỳ ủ bệnh khá dài từ 6 đến 8 tuần. Tại thời điểm này, các xoắn khuẩn xâm nhập vào đang trú ngụ tại các vùng thương tổn, sau đó hình thành các hạt nhỏ có màu đỏ bé bằng hạt gạo.

Các hạt này mọc ra trên rãnh dương vật, trên dương vật, bao quy đầu, môi lớn môi bé âm vật. Dần dần những hạt này sẽ liên kết lại thành từng khối to bằng móng tay chứa dịch, nếu những nốt mụn vỡ ra có thể làm tình trạng bệnh lây lan vì trong dịch chứa lượng lớn xoắn khuẩn.

Ảnh 2.

Giang mai ở giai đoạn đầu. Ảnh: Internet

Do sự chủ quan nên các hiện tượng tổn thương giai đoạn đầu không được chú ý, thông thường các vùng tổn thương sẽ tự phục hồi trong vòng từ 2 đến 6 tuần. Tuy nhiên lượng vi khuẩn không hề mất đi mà lại tồn tại ẩn dật, nếu không được loại bỏ hoàn toàn bệnh sẽ chuyển qua giai đoạn 2.

1.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 thường biểu hiện sau khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể từ 2 đến 6 tháng. Vào giai đoạn này bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sốt, chán ăn, đau cơ, rụng tóc, vết loét không gây đau, nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, cánh tay, chân hay vùng sinh dục.

Các biểu hiện nói trên có thể kéo dài trong vòng 2 năm, đôi lúc tự động biến mất khiến người bệnh không chú ý đến. Ở giai đoạn này nếu không được can thiệp thì tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn vì bệnh sẽ phát triển qua giai đoạn 3.

1.3. Giai đoạn 3

Ở giai đoạn này, các xoắn khuẩn đã cư trú ở phủ tạng chứ không còn ở da và niêm mạc nữa nên sẽ không còn lây lan cho người khác. Khi bệnh giang mai kéo dài trong vài năm sẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan, lục phủ ngũ tạng thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng bệnh nhân.

Nếu vi khuẩn xâm nhập vào hệ thần kinh thì bệnh nhân có thể bị suy giảm thính lực, suy giảm trí nhớ, khó giao tiếp và run còn vi khuẩn tấn công vào não có thể dẫn đến tình trạng viêm màng não và tuỷ sống. Các cơn đau tim do viêm động mạch hoặc mạch máu hẹp sẽ xảy ra khi vi khuẩn giang mai tấn công vào hệ tim mạch.

Ảnh 3.

Bệnh nhân bị mắc giang mai ở giai đoạn cuối. Ảnh: Internet

2. Chẩn đoán và điều trị giang mai

2.1. Chẩn đoán giang mai

Bệnh giang mai được chẩn đoán bằng các xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm có liên quan như xét nghiệm TPHA.

2.2.  Điều trị giang mai

Giang mai có chữa khỏi được không là phụ thuộc việc phát hiện sớm và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

Bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định tiêm bắp penicillin G hoặc doxycycline và tetracycline, ceftriaxone để điều trị giang mai. Nếu bệnh đã trở nặng thì cần được tiêm penicillin liều cao trong vòng 10 ngày. Nếu chữa trị ở thời điểm bệnh đã phát triển nặng thì khả năng cải thiện thiệt hại bệnh đã gây ra là không thể, điều trị lúc này chỉ có tác dụng hạn chế sự lây lan của bệnh.

Bài viết trên cung cấp cho độc giả những thông tin về bệnh giang mai cũng như giải đáp thắc mắc "Giang mai có chữa khỏi được không". Mong rằng nam giới cần ý thức hơn trong việc phòng tránh bệnh giang mai để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bạn tình.


Tác giả: Huyền Trang