Giãn tĩnh mạch ở cổ là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không?

Giãn tĩnh mạch ở cổ là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không?
Giãn tĩnh mạch ở cổ hay còn gọi là giãn tính mạch cảnh, đây là dấu hiệu cảnh báo về một vấn đề về tim mạch, bao gồm cả suy tim, ngay cả khi triệu chứng này không gây đau đớn.

Giãn tĩnh mạch ở cổ còn được gọi là giãn tĩnh mạch cảnh. Triệu chứng điển hình của tình trạng này là các tĩnh mạch nổi lên ở cổ, có thể gây đau hoặc không.

1. Giãn tĩnh mạch cảnh là gì?

Tĩnh mạch ở cổ có tên là tĩnh mạch cảnh. Ở cổ bao gồm tĩnh mạch cảnh ngoài và tĩnh mạch cảnh trong. Các tĩnh mạch cổ cho phép máu di chuyển từ đầu đến tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch lớn nhất ở phần trên cơ thể. Tĩnh mạch chủ trên sau đó vận chuyển máu đến tim và phổi.

Giãn tĩnh mạch cảnh xảy ra khi áp lực của tĩnh mạch chủ trên tăng lên khiến tĩnh mạch cảnh ngoài phình ra. Khi điều này xảy ra, nó sẽ hiện rõ hơn ở bên phải cổ của một người.

Hình dáng của tĩnh mạch tương tự như một sợi dây hoặc một ống nhô cao bên dưới bề mặt da.

Giãn tĩnh mạch ở cổ là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? - Ảnh 2.

Giãn tĩnh mạch cảnh là sự phình lên của các tĩnh mạch ở cổ (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Suy giãn tĩnh mạch chi dưới - Bệnh thường gặp nhưng là nguyên nhân gây tử vong nhiều người thường bỏ qua

Phân biệt bệnh loãng xương và suy giãn tĩnh mạch chân

2. Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch cảnh

Giãn tĩnh mạch cảnh có liên quan đến một số tình trạng sức khỏe nghiêm trọng ảnh hưởng đến tim và phổi, cụ thể:

2.1. Do suy tim phải

Suy tim bên phải là tình trạng bên phải tim không bơm máu tốt như bình thường. Tình trạng này thường xảy ra sau khi bị suy tim bên trái, khiến áp lực bơm máu ở bên phải tăng lên. Theo thời gian, bên phải bị suy yếu và không thể hoạt động tốt.

Máu sau đó tích tụ trong tĩnh mạch và dẫn đến tĩnh mạch cảnh phồng lên. Các triệu chứng có thể bao gồm khó thở, phù (sưng) và mệt mỏi, nổi tĩnh mạch trên cổ.

2.2. Tăng huyết áp động mạch phổi

Tăng huyết áp phổi là khi áp lực máu trong mạch giữa tim và phổi quá cao. Động mạch phổi là mạch máu mang máu từ tâm thất phải của tim đến phổi. Khi áp lực tăng lên ở đó, tăng huyết áp phổi xảy ra.

Các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng. Trong những trường hợp nhẹ, bạn có thể không gặp bất kỳ triệu chứng nào. Tuy nhiên, trong những trường hợp nặng hơn, tình trạng này có thể gây ra sự đau đớn và mất ý thức. Các triệu chứng khác có thể bao gồm khó thở, mệt mỏi, đau ngực và phù nề.

Tăng huyết áp phổi có thể làm xuất hiện các tĩnh mạch ở cổ do áp lực trong tĩnh mạch tăng lên, khiến nó phình ra.

Giãn tĩnh mạch ở cổ là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? - Ảnh 3.

Giãn tĩnh mạch cổ thường liên quan đến các bệnh tim và phổi (Ảnh: Internet)

2.3. Viêm màng ngoài tim co thắt

Viêm màng ngoài tim co thắt là một tình trạng mạn tính, trong đó màng ngoài tim - màng bao quanh tim trở nên cứng và kém đàn hồi. Do màng ngoài tim mất đi tính đàn hồi hay còn gọi là túi màng ngoài tim, chức năng của tim bị ảnh hưởng, dẫn đến các triệu chứng ngày càng trầm trọng hơn.

Những người mắc bệnh này thường có màng ngoài tim dày lên hoặc bị vôi hóa, cũng như gây giãn nở các tĩnh mạch chính do máu ứ đọng. Một trong những tĩnh mạch này là tĩnh mạch cổ.

Viêm màng ngoài tim co thắt tương đối hiếm gặp nhưng thường là mãn tính và có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị.

2.4. Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên

Tĩnh mạch chủ trên là một trong những tĩnh mạch chính của cơ thể. Tĩnh mạch này vận chuyển máu từ cánh tay, ngực, cổ và đầu đến tim của bạn. Tĩnh mạch cổ nối với tĩnh mạch chủ trên. Khi có tắc nghẽn ở tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch ở cổ cũng sẽ bị nén hoặc tắc nghẽn.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng, người bị tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên có thể không có triệu chứng hoặc ở mức độ nhẹ. Sự tắc nghẽn này cũng có thể tiến triển, gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, bao gồm đau ngực, ho ra máu và thở khò khè .

Sự tắc nghẽn này có thể gây căng thẳng ở các tĩnh mạch khác như: Các tĩnh mạch nách, tĩnh mạch dưới đòn.

Tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và thường do các tình trạng nghiêm trọng như ung thư hoặc nhiễm trùng gây ra.

2.5. Chèn ép tim

Chèn ép tim là một trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp. Trong tình trạng này, máu và chất lỏng tích tụ trong túi màng ngoài tim và chèn ép tim. Khi điều này xảy ra, cung lượng tim bị chậm lại và cũng có thể dẫn đến sốc, lưu lượng máu đi khắp cơ thể giảm đột ngột.

Sự tích tụ chất lỏng gây chèn ép tim có thể là kết quả của xuất huyết (chảy máu) từ vết thương xuyên thấu vào tim hoặc vỡ thành tâm thất sau cơn đau tim .

Các triệu chứng thường của tình trạng chèn ép tim bao gồm đau ngực, đánh trống ngực, khó thở và thay đổi trạng thái tinh thần. Người bị chèn ép tim cũng có thể bị giãn tĩnh mạch ở cổ do máu ứ đọng trong tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch ở cổ là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? - Ảnh 4.

Người bị chèn ép tim cũng có thể bị giãn tĩnh mạch ở cổ do máu ứ đọng trong tĩnh mạch (Ảnh: Internet)

2.6. Căng tràn khí màng phổi

Tràn khí màng phổi là tình trạng phổi bị xẹp, có thể xảy ra khi không khí tích tụ giữa phổi và thành ngực của bạn, được gọi là khoang màng phổi, và không thể thoát ra ngoài. Tràn khí màng phổi có thể là xẹp phổi hoàn toàn hoặc một phần.

Tràn khí màng phổi căng thẳng xảy ra khi không khí tích tụ giữa thành ngực và phổi và làm tăng áp lực trong lồng ngực, làm giảm lượng máu quay trở lại tim. Tình trạng này có thể gây giãn tĩnh mạch cổ.

2.7. Hẹp van ba lá

Van ba lá nằm giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải của tim. Hẹp van ba lá là một trong bốn loại bệnh van ba lá. Trong hẹp van ba lá, lỗ van bị thu hẹp, hạn chế lưu lượng máu giữa phần trên và phần dưới của bên phải tim.

Tình trạng này dẫn đến tâm nhĩ phải mở rộng, dẫn đến tăng áp lực và lưu lượng máu trong các tĩnh mạch xung quanh. Hẹp van ba lá thường gây tăng áp lực tĩnh mạch cảnh và phồng tĩnh mạch.

3. Triệu chứng của giãn tĩnh mạch cảnh

Triệu chứng chính của giãn tĩnh mạch cảnh là tĩnh mạch ở cổ phồng lên rõ ràng. Ngoài ra, giãn tĩnh mạch cảnh có thể đi kèm với các triệu chứng khác, tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. 

Chẳng hạn giãn tĩnh mạch cảnh do suy tim, người bệnh còn gặp các triệu chứng khác như:

- Hụt hơi

- Đau ngực

- Mất cảm giác ngon miệng

- Mệt mỏi

- Đánh trống ngực

- Ho

- Có đờm kèm theo máu

Lưu ý, vì giãn tĩnh mạch cảnh thường liên quan đến bệnh tim. Do đó, nếu người bệnh cảm thấy đau ngực và khó thở thường xuyên thì cần đến bệnh viện ngay để được kiểm tra và nhận sự chăm sóc y tế kịp thời.

Giãn tĩnh mạch ở cổ là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? - Ảnh 5.

Giãn tĩnh mạch cổ có thể gây đau ngực, khó thở khi liên quan đến bệnh tim (Ảnh: Internet)

4. Các yếu tố rủi ro

Yếu tố nguy cơ phổ biến nhất đối với giãn tĩnh mạch ở cổ là suy tim. Suy tim có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng những người có nguy cơ cao hơn khi:

- Huyết áp cao

- Dị tật tim bẩm sinh

- Bệnh động mạch vành và các vấn đề về tim khác

- Béo phì

- Bệnh tiểu đường

- Hút thuốc

- Uống quá nhiều rượu

- Chế độ ăn nhiều muối, chất béo và cholesterol

- Ít vận động

Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến lối sống có thể được sửa đổi để giảm nguy cơ suy tim và các nguyên nhân khác của bệnh giãn tĩnh mạch cổ như:

- Không hút thuốc lá

- Giảm cân

- Tập thể dục và hoạt động

- Quản lý bệnh tiểu đường

- Cải thiện chế độ ăn uống, như giảm lượng muối ăn vào

Mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể góp phần gây ra giãn tĩnh mạch cổ. Vì vậy, bạn có thể thảo luận về thuốc và các cách khác để quản lý hoặc hạn chế chất lỏng với nhà bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ gặp tình trạng này.

Giãn tĩnh mạch ở cổ là gì? Tình trạng này có nguy hiểm không? - Ảnh 6.

Lối sống không lành mạnh có thể gây ra các vấn đề về tim và làm tăng nguy cơ giãn tĩnh mạch cổ liên quan đến các vấn đề về tim (Ảnh: Internet)

5. Cách điều trị giãn tĩnh mạch cảnh

Vì giãn tĩnh mạch cảnh là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn nên việc điều trị tập trung vào nguyên nhân gây tắc nghẽn hoặc ứ đọng vào tĩnh mạch cổ. Những phương pháp điều trị này sẽ khác nhau tùy thuộc vào chẩn đoán.

Bác sĩ thường thử các phương pháp ít xâm lấn trước tiên. Nếu tình trạng của bạn không nghiêm trọng, họ có thể đề nghị thay đổi lối sống và dùng thuốc nhằm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể hoặc cải thiện chức năng tim của bạn. Những loại thuốc này có thể bao gồm:

- Thuốc chặn beta

- Thuốc lợi tiểu

- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE)

Nhìn chung, các phương pháp điều trị sẽ tuỳ thuộc vào việc chẩn đoán của bác sĩ. Không có biện pháp tại nhà giúp giảm triệu chứng hay hữu ích nào. Tuy nhiên, việc duy trì lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh vẫn là điều cần thiết để nâng cao sức khoẻ và hỗ trợ quá trình điều trị thuận lợi hơn.

Nguồn tham khảo:

1. What to know about jugular vein distention (JVD)

2. What Is Jugular Vein Distention (JVD)?


Tác giả: Vân Anh