Giãn phế quản là tình trạng mà các ống phế quản nằm trong phổi bị tổn thương và giãn nở bất thường. Đường dẫn khí thương tổn gây ứ dịch nhầy tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ, gây viêm nhiễm làm tắc nghẽn đường thở đồng thời gây ho và có đờm.
Lúc nhiễm trùng xảy ra thì phế quản càng giãn rộng hơn, quá trình này lặp đi lặp lại như một vòng tuần hoàn. Hiện tượng này là do sự co giãn (nở rộng) bất thường của các đường dẫn khí (phế quản) của phổi.
Thông thường thì chỉ có một đường dẫn khí bị ảnh hưởng, nhưng cũng có thể xảy ra trường hợp tổn thương ở nhiều đường thở. Trong một số trường hợp nặng hơn, sự nở rộng ở đường dẫn khí này diễn ra ở khắp cả hai phổi.
Triệu chứng thông thường của bệnh nhân giãn phế quản là ho có đờm màu vàng hoặc xanh. Khi đợt kịch phát của bệnh diễn ra bệnh nhân sẽ cảm thấy khó thở, kèm sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi trộm, cơ thể trở nên suy nhược mệt mỏi kéo dài.
Ngoài ra bệnh nhân còn có thể đối mặt với tình trạng tức ngực, thắt ngực, thở gấp hụt hơi, sút cân, ho ra máu. Theo thời gian các triệu chứng có xu hướng gia tăng và trở nên ngày một trầm trọng hơn.Do đó, nếu không được điều trị kịp thời thì "giãn phế quản có nguy hiểm hay không", câu trả lời là "có".
Giãn phế quản có thể do một số nguyên nhân gây ra:
- Nhiễm trùng phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây giãn phế quản.
- Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém.
- Hít phải chất lỏng hoặc thực phẩm lạ gây hại hoặc hít phải axit dạ dày.
- Nguyên nhân di truyền gây COPD thiếu alpha1-antitrypsin.
- Do xơ nang nên protein CFTR trong các tế bào phế quản bị rối loạn chức năng.
- Gặp các bệnh như: viêm đường ruột, viêm thấp, bệnh trào ngược dạ dày- thực quản, bệnh phổi do dị ứng, tắc nghẽn phổi mãn tính.
Trên đây là một số nguyên nhân gây ra chứng giãn phế quản. Tuy nhiên có đến 40% trường hợp giãn phế quản không được xác định được nguyên do.
Một vấn đề mà nhiều người quan tâm đó là giãn phế quản có nguy hiểm không? Giãn phế quản có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm vì thế việc chuẩn đoán chính xác bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp là vô cùng quan trọng.
Để chẩn đoán giãn phế quản bệnh nhân cần tiến hành một số cuộc kiểm tra như:
- Kiểm tra tình trạng hô hấp, kiểm tra phổi bằng ống nghe, xét nghiệm chức năng phổi.
- Lấy dịch đờm để xác định vi khuẩn.
- Xét nghiệm máu.
- Đo nồng độ precipitates aspergillus và ige toàn phần trong huyết thanh để chẩn đoán ABPA.
- Chụp X-quang và CT scan ngực.
Mục đích kết quả của việc điều trị giãn phế quản là ngăn chặn sự nhiễm trùng và đợt kịch phát chứ không thể điều trị dứt điểm bệnh lý. Điều trị càng sớm thì bệnh càng được kiểm soát diễn biến, hạn chế thương tổn cho phổi. Bệnh nhân có thể điều trị nội khoa bằng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm, loãng dịch nhầy được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra, bệnh nhân có thể được can thiệp bằng liệu pháp oxy hoặc phẫu thuật.
- Để sống chung với bệnh dễ dành nhất bệnh nhân nên điều trị càng sớm càng tốt, tuân thủ phác đồ điều trị, hợp tác với đội ngũ y tế.
- Tránh tiếp xúc hoặc có biện pháp phòng ngừa khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn, ô nhiễm hoá chất.
- Bệnh nhân nên bỏ thói quen hút thuốc (nếu có) tránh xa khói thuốc để bảo vệ phổi.
- Đồng thời xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng khoa học, giàu chất xơ, chất chống oxy hoá để tăng cường hệ miễn dịch.
- Luyện tập thể thao vừa sức với các bộ môn nhẹ nhàng, học cách hít thở để tốt cho hệ hô hấp như: thiền, yoga, đi bộ...