Giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh nên và không nên tập gì khi bị cảm cúm?

Giảm nhẹ triệu chứng, người bệnh nên và không nên tập gì khi bị cảm cúm?
Tìm hiểu thật kĩ nên và không nên tập gì khi bị cảm cúm sẽ giúp việc hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng và tăng cường sức khỏe cũng như đẩy nhanh tốc độ hồi phục của cơ thể hiệu quả.

Tập thể dục, thể thao là một phương pháp rất tốt giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường hệ thống miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các căn bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra. Trên thực tế, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tập thể dục ở cường độ vừa phải có thể làm giảm mức độ cảm cúm mà bạn đang mắc phải. Tuy nhiên, có những bài tập tuyệt đối nên tránh khi mắc cảm cúm vì chúng có thể làm chậm tốc độ hồi phục của cơ thể. Vậy nên và không nên tập gì khi bị cảm cúm?

1. Những bài nên tập khi bị cảm cúm

1.1. Đi bộ

Khi bị cảm cúm, cơ thể sẽ bị mất năng lượng nên chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, người uể oải thiếu sức sống. Nhưng các chuyên gia đã chỉ ra rằng việc đi bộ thường xuyên mỗi ngày, dù chỉ là 20 phút cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng cảm cúm mà cơ thể đang gặp phải.

Nên và không nên tập gì khi bị cảm cúm? - Ảnh 2.

Đi bộ 20 phút mỗi ngày có thể giúp cơ thể khỏe hơn khi bị cảm cúm (Ảnh: Internet)

Ngoài ra các nhà khoa học cũng đã chứng minh rằng những người thường xuyên đi bộ sẽ ít bị cảm cúm hơn so với những người còn lại.

1.2. Chạy bộ

Bên cạnh đi bộ, chạy bộ mỗi ngày cũng giúp hỗ trợ điều trị cảm cúm hiệu quả. Chạy bộ giúp bệnh nhân cảm thấy tốt hơn. Nó cũng là một loại thuốc thông mũi tự nhiên giúp làm thông thoáng mũi, xoang, khiến cho cơ thể dễ chịu hơn khi bị cảm cúm.

1.3. Khí công

Khí công là một môn thể thao nên tập khi bị cảm cúm. Khí công là một hình thức tập luyện với các chuyển động chậm, yêu cầu tập trung cao độ. Đây là một bộ môn kết hợp giữa võ thuật và thiền định.

Khí công có tác dụng giúp giảm căng thẳng và lo lắng, cải thiện lưu lượng máu và tăng năng lượng của cơ thể được lưu truyền từ hàng ngàn năm. Trong y học Trung Quốc, bộ môn này còn được xem là phương thức là điều chỉnh và chữa lành cơ thể khi có các tổn thương xảy ra.

Nên và không nên tập gì khi bị cảm cúm? - Ảnh 3.

Luyện khí công từ lâu đã được chứng minh có tác dụng tốt đối với người bị cảm cúm (Ảnh: Internet)

Thêm vào đó, có một số bằng chứng hiện nay cho thấy khí công cũng có khả năng tăng cường miễn dịch. Một nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng những người tập khí công ít nhất một lần một tuần bị nhiễm trùng hô hấp ít hơn 70% những người không tập.

1.4. Yoga

Yoga là một bộ môn rất có ích, nó giúp cơ thể giải phóng Cortisol - một loại hormone chống stress, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, có tác động ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Yoga cũng có khả năng giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm cúm thông thường.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho biết các kỹ thuật giảm căng thẳng trong Yoga có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch. Các động tác tập kéo giãn cơ thể một cách nhẹ nhàng có thể giúp giảm các cơn đau có liên quan đến cảm cúm và nhiễm trùng xoang.

Nếu bạn đang lo lắng về những bài tập Yoga với động tác mạnh có thể quá sức với cơ thể khi đang bị cảm cúm thì có thể lựa chọn những bài tập mang phong cách luyện tập chậm hơn như Hatha, Lyengar Yoga hay tập trung vào các tư thế phục hồi.

2. Không nên tập gì khi bị cảm cúm?

Tuy rằng việc tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên sẽ kích thích hệ thống miễn dịch và giúp chúng ta khỏe mạnh hơn khi bị cảm cúm. Nhưng việc luyện tập quá nhiều ở cường độ cao có thể có tác dụng ngược lại. Do vậy có những bài tập không nên thực hiện khi bị cảm cúm như:

2.1. Chạy bền

Các nhà khoa học đã cảnh báo rằng dù chưa có nghiên cứu cụ thể nào xem xét tác động của sức chịu đựng khi chạy bền trong khi bị bệnh. Tuy nhiên sự căng thẳng trong khi luyện tập mà chạy bền gây ra đối với hệ thống miễn dịch đã được ghi nhận một cách rõ ràng.

Chạy bền có thể gây ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục của người bị cảm cúm (Ảnh: Internet)

Chạy bền có thể gây ảnh hưởng tới tốc độ hồi phục của người bị cảm cúm (Ảnh: Internet)

Một nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được chức năng miễn dịch của cơ thể có thể bị tổn hại sau 24 giờ khi chúng ra kéo dài việc tập thể dục liên tục từ 1,5 giờ trở lên.

2.2. Tập gym

Các động tác gym thường nặng và cường độ cao hơn rất nhiều so với mức chịu đựng của cơ thể khi bị cảm cúm. Bên cạnh đó, phòng tập gym cũng không phải là địa điểm tốt để thực hiện các bài luyện tập thể chất với những bệnh nhân bị cảm.

Điều này là do cảm cúm là một bệnh truyền nhiễm, nó có thể lây lan từ người này qua người khác nếu tiếp xúc gần. Do đó, nếu chúng ta đang có các triệu chứng như hắt hơi, ho, sổ mũi và không muốn người tiếp theo dùng chung máy tập bị lây virus, vi khuẩn thì tốt hơn hết nên nghỉ ngơi vài ngày cho đến khi khỏi hẳn.

2.3. Nâng tạ

Chúng ta đều đã biết rằng sức mạnh và hiệu suất làm việc của cơ thể có thể sẽ bị giảm đi trong khi bị cúm. Do đó, việc tập tạ trong thời điểm này cũng có thể khiến người bệnh cảm cúm có nguy cơ bị chấn thương khi cố gắng nâng những thiết bị nặng. Thêm vào đó, nâng tạ cũng cần phải căng các cơ rất nhiều, từ đó có thể là nguy cơ cao dẫn đến các áp lực xoang không cần thiết.


Tác giả: Anh Dũng