Giảm lo âu, trầm cảm nhờ bổ sung vitamin B6

Giảm lo âu, trầm cảm nhờ bổ sung vitamin B6
Theo một nghiên cứu mới, tăng cường bổ sung vitamin B6 làm giảm triệu chứng lo âu và trầm cảm. Nguồn vitamin B6 không chỉ được cung cấp từ thực phẩm như đậu xanh, thịt bò, cá hồi,... mà còn có thể được cung cấp từ các chế phẩm bổ sung nếu cần thiết.

1. Bổ sung vitamin B6 giúp giảm lo âu, trầm cảm

Một nghiên cứu mới được công bố gần đây đã cho thấy lợi ích của bổ sung vitamin B6 trong việc làm giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm. Đây là kết quả thu được khi phân tích các tự báo cáo đến từ 478 người tham gia sau quá trình sử dụng bổ sung vitamin B6 và vitamin B12 liều cao trong vòng 1 tháng.

Cụ thể, bổ sung vitamin B6 giúp làm giảm xu hướng lo lắng và trầm cảm ở những người tham gia nghiên cứu. Trong khi đó, việc bổ sung vitamin B12 lại liên quan đến sự thay đổi mức độ lo lắng và trầm cảm.

Giảm lo âu, trầm cảm nhờ bổ sung vitamin B6 - Ảnh 1.

Bổ sung vitamin B6 giúp làm giảm các triệu chứng lo âu, trầm cảm - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

Thiếu vitamin B12 gây bệnh gì? Cách bổ sung vitamin B12 hiệu quả

Vitamin nào tốt cho mắt cận? 10 loại vitamin và khoáng chất bạn không thể bỏ qua

Vì vậy các nhà khoa học cho rằng vitamin B6 chính là một trong các chất dinh dưỡng thiết yếu đối với việc điều hòa, giữ tâm trạng hoạt động bình thường. Tuy nhiên họ cũng thừa nhận những hạn chế còn tồn tại ở nghiên cứu này, và chúng sẽ cần phải được làm rõ hơn bằng các nghiên cứu khác trong tương lai.

Theo Chuyên gia dinh dưỡng Amy Reed đến từ Academy of Nutrition and Dietetics, cô cảm thấy thật thú vị đối với kết quả của nghiên cứu. Bổ sung vitamin B6 lại có thể được kết hợp cùng với các phương pháp khác để điều trị trầm cảm và lo âu.

Tuy nhiên, cô cũng lưu ý, liều vitamin B6 đã sử dụng trong nghiên cứu cao hơn gấp nhiều lần so với lượng được khuyến nghị hằng ngày, lần lượt là 100mg so với chỉ 1,3mg. Trong trường hợp cần sử dụng đến 100mg vitamin B6 mỗi ngày mới có thể thấy được lợi ích, thì việc chỉ sử dụng thực phẩm là nguồn cung duy nhất sẽ rất khó khăn.

Do đó, Amy Reed cho rằng cần có thêm các nghiên cứu sâu hơn trong tương lai để làm rõ những vấn đề này. Chẳng hạn như so sánh hiệu quả giảm lo âu và trầm cảm khi bổ sung vitamin B6 với các liều lượng khác nhau, hoặc sự bổ sung vitamin B6 kết hợp với các liệu pháp hành vi và thuốc chống trầm cảm có ảnh hưởng như thế nào đối với các triệu chứng của bệnh nhân,...

Còn theo ý kiến của Chuyên gia dinh dưỡng - Tiến sĩ Amy Sapola, nghiên cứu này có số lượng người tham gia tương đối nhỏ và bị thiếu dữ liệu. Vì thế cần đặc biệt thận trọng khi đưa ra bất kỳ kết luận nào về kết quả của nghiên cứu này.

2. Nguyên nhân gây thiếu các vitamin nhóm B

Tiến sĩ Amy Sapola cũng chỉ ra một điểm hạn chế đáng được chú ý là việc nghiên cứu này chưa đánh giá được liệu rằng những người tham gia có bị thiếu vitamin B6 và vitamin B12 trước đó hay không. Bởi lẽ có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt các vitamin nhóm B.

Một số nguyên nhân điển hình gây thiếu vitamin nhóm B được Tiến sĩ Amy Sapola chỉ ra có thể kể đến như chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất ở những người ăn chay hoặc thuần chay; kém hấp thu do hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, bệnh Crohn; lạm dụng rượu,...

Giảm lo âu, trầm cảm nhờ bổ sung vitamin B6 - Ảnh 2.

Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn là nguyên nhân gây thiếu hụt vitamin B6 - Ảnh: Internet

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng thiếu hụt vitamin B6 và vitamin B12. Không chỉ vậy, thuốc tránh thai còn có thể dẫn đến sự thiếu hụt của nhiều chất khác trong cơ thể như riboflavin, axit folic, vitamin C, magiê, selen và kẽm.

3. Bổ sung vitamin B6 như thế nào?

3.1. Bổ sung vitamin B6 từ thực phẩm

Theo Tiến sĩ Amy Sapola, thực phẩm chính loại thuốc tốt nhất để giúp cơ thể bổ sung vitamin B6. Bởi trong thực phẩm không chỉ có chứa vitamin B6 mà còn bao gồm chất dinh dưỡng, chất xơ, khoáng chất và các loại vitamin khác. Chỉ tập trung bổ sung một chất dinh dưỡng cũng giống như việc chỉ chú ý đến một nhạc cụ duy nhất mà bỏ qua cả một bản giao hưởng.

Một số loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 được Tiến sĩ Amy Sapola gợi ý như đậu xanh, khoai tây, khoang lang, rau chân vịt, chuối, các loại quả hạch, hạt hướng dương, nho khô, hành, các loại ngũ cốc, thịt bò, thịt gà, cá hồi,...

Bà cũng nhấn mạnh thêm về tầm quan trọng của vấn đề đa dạng nguồn thực phẩm. Nên đảm bảo sử dụng nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhất là những thực phẩm từ thực vật có màu sắc khác nhau hoặc theo từng mùa. Điều này không chỉ giúp việc hấp thu các vitamin và khoáng chất trở nên tối ưu hơn, mà còn giúp cung cấp thêm các chất dinh dưỡng từ thực vật.

3.2. Sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin B6

Tiến sĩ Amy Sapola cho rằng, sử dụng chế phẩm bổ sung được thực hiện tốt nhất dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Các xét nghiệm sẽ được thực hiện để đánh giá tình trạng dinh dưỡng hiện tại của người dùng, từ đó đưa ra công thức phù hợp nhất cho mục tiêu sức khỏe. Bởi nhiều tác động không tốt có thể xảy ra khi sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin nhóm B không đúng cách.

Theo bà, khi thiếu hụt ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, chế phẩm bổ sung phức hợp vitamin nhóm B nên được ưu tiên sử dụng hơn so với việc chỉ bổ sung đơn độc vitamin B6. Điều này sẽ giúp tăng gấp đôi các loại vitamin nhóm B nhận được so với khi tiêu thụ rau, nhóm thực phẩm thường được sử dụng để bổ sung vitamin B.

Các chế phẩm bổ sung vitamin B nên được kiểm tra kỹ thành phần khi lựa chọn. Tránh sử dụng các sản phẩm có chứa nhiều chất độn, chất tạo màu và các chất có nguy cơ gây dị ứng.

Tuy nhiên, việc tìm ra nguyên nhân gốc rễ gây thiếu hụt vitamin B6 cũng là điều vô cùng quan trọng. Khi những nguyên nhân này được giải quyết thì nên ngừng sử dụng các chế phẩm bổ sung và quay trở lại duy trì sức khỏe thông qua thực phẩm.

Nguồn tham khảo: Vitamin B6 Supplements May Help Reduce Anxiety, Depression


https://suckhoehangngay.vn/giam-lo-au-tram-cam-nho-bo-sung-vitamin-b6-2022072203010451.htm
Tác giả: QN