Rất nhiều người trong quá trình chỉnh nha gặp phải tình trạng niềng răng bị hóp má. Tình trạng này có thể có ích đối với những người có khuôn mặt tròn vì nó tạo ra sự cân đối cho khuôn mặt.
Tuy nhiên đối với những người vốn có khuôn mặt thon gọn thì sẽ bị ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Không chỉ vậy, hóp má đôi khi cũng tác động đến sức khỏe của người niềng răng.
Trên nguyên tắc, niềng răng không gây ra tình trạng hóp má, đôi khi nguyên nhân có thể đến từ chính chế độ dinh dưỡng, thói quen ăn uống của người được chỉnh nha. Đối với những trường hợp này, tình trạng hóp má sẽ không kéo dài lâu sau khi chế độ và thói quen thay đổi. Đôi khi cũng có trường hợp niềng răng bị hóp má là do kĩ thuật chỉnh nha không đúng, cần can thiệp y khoa.
Mất răng, đặc biệt là mất những chiếc răng hàm lớn lâu ngày có thể dẫn đến tiêu xương ổ răng. Thực tế, má được nâng đỡ bởi các cơ như cơ cắn, cơ gò má và các hệ thống răng, xương jam. Nếu bị tiêu xương, má sẽ hóp lại, lõm xuống do không còn được răng và xương hàm nâng đỡ.
Đọc thêm:
- Điểm danh những tác hại của niềng răng có thể bạn chưa biết
- Tìm hiểu 4 bước trong quy trình niềng răng
Thế nhưng, cần phân biệt rõ rằng việc nhổ răng do chỉnh nha và tiêu xương ổ răng hoàn toàn không dẫn đến tình trạng hóp má. Trong quá trình niềng, hiện tưowngj tiêu xương và bồi đắp xương sẽ xảy ra đồng thời.
Những chiếc răng bị nhổ đi sẽ xảy ra hiện tượng tiêu xương nhưng những chiếc xương khác sẽ di chuyển đến khoảng trống đó và bồi đắp xương ở vị trí mới. Do đó, việc hóp má do tiêu xương chỉ xảy ra khi bạn bị mất nhiều răng hàm lâu ngày và không có biện pháp phù hợp.
Niềng răng bị hóp má có thể được gây ra bởi một chế độ dinh dưỡng không cân bằng, chế độ nghỉ ngơi không phù hợp. Trong quá trình chỉnh nha, nếu người niềng răng kiêng ăn quá mức sẽ dẫn đến giảm lượng mỡ tích trữ ở vùng má, khiến má bị hóp, gương mặt trở nên gầy gò.
Ngoài ra, tinh thần không thoải mái cũng khiến bạn bị stress, lo lắng quá mức dẫn đến hóp mặt.
Thông thường khi niềng răng, các nha sĩ đều khuyên nên bổ sung nhiều chất dinh dưỡng và lưu ý ăn đồ ăn mềm, dễ nhai để thích nghi với các mắc cài ở răng. Việc này còn có tác dụng giúp phần niêm mạc quanh miệng hạn chế va chạm với những mắc cài và hạn chế ảnh hưởng tới vị trí nhổ răng gây đau nhức, khó chịu. Bạn có thể ăn uống bình thường trở lại sau khi đã quen dần với việc niềng răng.
Thói quen ăn nhai xấu như lười nhai hoặc ít nhai sẽ khiến các cơ trên mặt tự động chùng xuống và mềm dần dẫn đến tình trạng hóp má. Như đã nhắc đến ở trên, do không quen với mắc cài nên có thể bạn sẽ ăn những thức ăn mềm với lực nhai ít hơn bình thường. Việc này chỉ nên thực hiện ở giai đoạn đầu khi bạn đang làm quen với việc niềng răng, nếu ăn lâu ngày sẽ ảnh hưởng không tốt.
Cụ thể hơn, hệ thống cơ làm đầy má cũng hoạt động tương tự như các bộ phận khác của cơ thể. Nếu bạn ăn, nhai nhiều, hệ thống cơ sẽ săn chắc và nâng đỡ tốt hơn. Nếu chỉ ăn các thức ăn mềm, ít nhai thì các cơ sẽ chùng xuống, lâu ngày sẽ bị teo cơ làm hóp má.
Hóp má khi niềng răng còn có thể xuất phát từ việc chỉnh nha không đúng kỹ thuật. Nha sĩ thực hiện sai biện pháp, sử dụng các công cụ thô sơ...
Có thể hình dung rằng nếu nha sĩ chưa có nhiều kinh nghiệm, khi thực hiện niềng răng sẽ có thể sử dụng dây cung to, sử dụng lực chỉnh mạnh và đột ngột sẽ gây đau đớn cho người niềng răng. Nguy hiểm hơn, có thể dẫn đến nguy cơ răng bị lung lay, mất răng và hóp má đối với người niềng.
Với những người vốn dĩ đã có khuôn mặt gầy gò, việc hóp má do niềng răng sẽ làm giảm tính thẩm mỹ vốn có. Do đó việc này có tồn tại vĩnh viễn không lại là một mối quan tâm rất lớn.
Trên thực tế, trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, việc hóp má là điều hoàn toàn bình thường, khi bạn đã quen với chỉnh nha và mắc cài, ăn uống bình thường trở lại thì tình trạng cũng hết. Một số trường hợp có thể muộn hơn nhưng lâu nhất là sau khi tháo niềng.
Thậm chí trong một số trường hợp, bác sĩ nha khoa có chỉ định nhổ răng thì cũng không cần lo lắng quá vì nếu kỹ thuật tốt, khớp cắn sẽ được cân bằng. Đây cũng là một mặt tốt của niềng răng, người niềng răng có thể được thay đổi khớp cắn và thói quen nhai, giúp cân bằng lực nhai. DO đó khi kết thúc quá trình niềng răng khuôn mặt sẽ trở nên cân xứng hơn.
Hóp má là một tình trạng tạm thời nhưng vẫn cần được quan tâm chăm sóc và phòng ngừa để đảm bảo kết quả niềng răng đạt được hiệu quả cao nhất. Vậy làm sao để không bị hóp má khi niềng răng?
Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, các bác sĩ nha khoa đã đưa ra một số gợi ý như sau:
- Tìm địa chỉ nha khoa uy tín và chuyên sâu để thực đảm bảo an toàn, tránh trường hợp nha sĩ ít kinh nghiệm chỉnh nha sai kỹ thuật.
- Cần thảo luận trước với nha sĩ, xem kĩ phác đồ điều trị và những cam kết, tác dụng phụ trước khi bắt đầu thực hiện niềng răng.
- Chú ý đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Người niềng răng cần ăn uống đầy đủ chất, bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết.
- Nên thực hiện những thói quen sinh hoạt khoa học như ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không nên quá lo lắng, stress...
- Theo dõi sự thay đổi của hàm răng qua các giai đoạn kỹ càng để định hướng cho giai đoạn niềng răng tiếp theo. Đi khám lại đúng lịch hẹn của bác sĩ, không bỏ qua lịch hẹn nào để răng được chỉnh đúng với dữ liệu ban đầu.
Với những kiến thức niềng răng bị hóp má ở trên, hy vọng bạn có thể hiểu rõ hơn về tình trạng này để có biện pháp chăm sóc sức khoẻ răng miệng tốt nhất sau khi thực hiện niềng răng.