Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?

Giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường có những biến chứng gì?
Những biểu hiện của suy tim do tiểu đường giai đoạn cuối: Khó thở, chân tay phù nề Khi chụp X-quang thấy tim to, buồng tim giãn Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não

Tiểu đường là một trong những căn bệnh nguy hiểm và nó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ tử vong của nước ta. Căn bệnh này phát triển theo từng giai đoạn, đặc biệt đến giai đoạn cuối với tính chất phát triển bệnh âm thần thì khi phát hiện ra bệnh đã rất nguy hiểm rồi. Vậy giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường có những biến chứng gì? Nội dung chia sẻ dưới đây sẽ là câu trả lời.

1. Suy tim

Suy tim là một trong những biểu hiện của người mắc tiểu đường giai đoạn cuối. Nguyên nhân do đường huyết tăng cao và đặc hơn. Từ đó hình thành những cục xơ vữa động mạch, gây tắc nghẽn mạch máu. 

Máu từ tim đi nuôi cơ thể và từ các bộ phận khác về tim bị ngăn cản. Suy tim là nguyên nhân hàng đầu (80%) dẫn đến cái chế cho bệnh nhân. Những biểu hiện của suy tim do tiểu đường giai đoạn cuối: Khó thở, chân tay phù nề Khi chụp X-quang thấy tim to, buồng tim giãn Nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não

2. Huyết áp cao

Theo một số báo cáo của các chuyên gia y tế năm 2012, huyết áp cao gây ảnh hưởng đến 50% người mắc bệnh tiểu đường. Bệnh nhân tiểu đường type 1 huyết áp có thể lên tới 135/85 mmHg và 140/80 mmHg đối với tiểu đường type 2. Một số triệu chứng của huyết áp cao do biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối như:

- Mờ mắt

- Nhức đầu Khó thở

3. Suy thận

Quá trình đào thải glucose thừa trong máu ra ngoài cơ thể bằng đường tiểu tiện ảnh hưởng tới thận. Lâu dài và thường xuyên sẽ dẫn tới suy thận và người bệnh phải chạy thận. 

Suy thận có thể là dấu hiệu của tiểu đường giai đoạn cuối với các triệu chứng: Mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn Ngứa Liệt dương ở nam dưới Giảm ham muốn tình dục ở nữ, viêm âm đạo… Biến chứng của bệnh tiểu đường

4. Mờ mắt

Mắt có dấu hiệu mờ đi là biến chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Khi nồng độ glucose trong máu gây ra những thay đổi các thành mạch máu trên võng mạc. Mắc bệnh võng mạc người bệnh sẽ bị thay đổi tầm nhìn thậm chí là mù mắt.

5. Bệnh thần kinh

Alzheimer là một biểu hiện điển hình của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Bệnh có thể xảy ra đối với cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và type 2. Tỷ lệ mắc bệnh càng cao hơn ở những người trên 40 tuổi và có dấu hiệu thừa cân, béo phì. Triệu chứng của bệnh là người bệnh mắc chứng mất trí nhớ, giảm nhận thức.

Điều trị tiểu đường giai đoạn cuối 

- Theo dõi Glucose máu: Việc nay giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bện và đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Đường huyết của người bênh tiểu đường giai đoạn cuối nằm trong khoảng từ 4 – 15 mmol/L là chấp nhận được. Giám sát chế độ ăn uống: Ở giai đoạn này bệnh nhân rất hay có cảm giác chán ăn và muốn bỏ bữa. Các bác sĩ cần kiểm soát dinh dưỡng chặt chẽ để tránh sự mất ổn định đường huyết. Người nhà bệnh nhân nên tận tình động viên chăm sóc lựa chọn món ăn hợp khẩu vị người bệnh.

Tác giả: MN