Ung thư vòm họng giai đoạn cuối có chữa được không? Đây là một trong những thắc mắc được người thân và người bệnh ung thư quan tâm nhất hiện nay. Và bệnh ung thư vòm họng có những dấu hiệu nhận biết gì? Giai đoạn bệnh phát triển của bệnh và phương pháp điều trị bệnh như thế nào? Điều trị có thể khỏi bệnh hay không?
Ung thư vòm họng giai đoạn cuối là căn bệnh khá nguy hiểm. Do đó, để phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả, chúng ta nên tìm hiểu và biết được những dấu hiệu, các giai đoạn của bệnh từ đó có cách điều trị thích hợp nhất.
Với những người mắc bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Thì dấu hiệu thường thấy nhất chính là chảy máu cam. Nếu tình trạng chảy máu cam liên tục và ngày càng nhiều. Thì sẽ dẫn đến tình trạng sụt cân nghiêm trọng, cơ thể xanh xao, gầy và mệt mỏi.
Bên cạnh đó những người bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối còn xuất hiện hiện tượng nghẹt mũi do sự xuất hiện của các khối u tấn công lên các cơ quan tai và mũi
Đồng thời ung thư vòm họng giai đoạn cuối còn làm cho người bệnh bị ù tai. Và sau đó xuất hiện tình trạng cơ thể mệt mỏi kéo dài. Bởi ở thời điểm này các loại hạch liên tục xuất hiện ở cổ khiến cho cơ thể cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Ngoài ra, ung thư vòm họng giai đoạn cuối còn làm ảnh hưởng đến não. Và một số bộ phận khác khiến cho con người dần mất đi những năng lực sống.
Với sự phát triển của y học hiện đại thì theo thống kê những năm gần đây cho biết bệnh ung thư vòm họng có tỷ lệ chữa khỏi đang được tăng lên. Hiện có rất nhiều phương pháp giúp điều trị căn bệnh ung thư vòm họng được tích hợp toàn diện. Giúp cho bệnh nhân được kéo dài sự sống cụ thể theo số liệu thống kê cho biết:
Ung thư vòm họng giai đoạn I : tỷ lệ sống là: 98-100% Ung thư vòm họng giai đoạn II: tỷ lệ sống là 95% Ung thư vòm họng giai đoạn III: tỷ lệ sống là 86% Ung thư vòm họng giai đoạn cuối: tỷ lệ sống là 73%.
Tại Việt Nam, dựa vào các dấu hiệu của người bệnh cũng như sự kết hợp thăm khám vòm họng. Với các xét nghiệm tế bào học. Phần lớn các trường hợp mắc bệnh ung thư vòm họng thường được chẩn đoán ở giai đoạn cuối. Khi xuất hiện những triệu chứng bệnh đầu tiên từ 6 tháng đến 1 năm.
Bệnh ung thư vòm họng nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn giai đoạn I và II. Thì việc xạ trị vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất. Điều trị bằng tia xạ có thể giúp người bệnh chữa khỏi với tỷ lệ sống kéo dài thêm 5 năm khá cao.
Còn đối với trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn tiến triển tại chỗ thì việc điều trị bằng tia xạ cho thấy tỷ lệ bệnh tái phát và di căn sau điều trị là rất cao. Tỷ lệ sống kéo dài thêm 5 năm là khá thấp. Vậy ung thư vòm họng giai đoạn cuối có chữa khỏi được không? Câu trả lời để chữa khỏi được bệnh hay không thì còn phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện của bệnh.
Nếu như vòm họng nằm ở vị trí giải phẫu chật hẹp. Thì lúc này biện pháp phẫu thuật không có tác dụng trong việc điều trị bệnh ung thư vòm họng. Mà chỉ áp dụng để lấy phần hạch còn lại sau khi xạ trị.
Chữa ung thư vòm họng bằng cách nào?
Khi bệnh đã chuyển sang di căn hoặc tái phát mà phương pháp xạ trị không còn khả năng kiểm soát được. Thì lúc đó dùng phương pháp hóa trị để điều trị. Nhưng đó là cách làm trước đây còn với bây giờ thì bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối.
Thông thường được sử dụng kết hợp hóa – xạ trị để điều trị bênh. Điều trị hoá chất tân bổ trợ, điều trị hoá chất bổ trợ và điều trị hoá chất xen kẽ trong thời gian xạ trị. Như thế có thể khẳng định được rằng bệnh ung thư vòm họng có thể chữa được ở giai đoạn bệnh đã phát tiến triển.
Tuy nhiên, việc chữa trị sẽ rất khó khăn chính vì thế. Khi phát hiện những triệu chứng bất thường của sức khỏe. Chúng ta cần nên tới các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, để được điều trị kịp thời nhất.
Mặc dù căn bệnh ung thư vòm họng hiện vẫn chưa có cách phòng tránh đặc hiệu. Tuy nhiên, các bác sỹ chuyên khoa vẫn khuyên chúng ta nên có lối sống sinh hoạt. Và có chế độ ăn uống hợp lý. Nhằm hạn chế những yếu rố nguy cơ gây nên bệnh này cụ thể như sau:
– Không hút thuốc lá hay thuốc lào. Theo các nhà khoa học chứng minh cho biết việc từ bỏ thuốc là một cách làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.
– Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu bia hoặc các đồ uống có cồn.
– Cần hạn chế ăn những món ăn có chứa nhiều muối hoặc những món ăn đã lên men như: dưa muối, cà muối..
– Không nên ăn nhiều đồ ăn quá nóng sẽ gây tổn thương đến hầu họng và dẫn đến ung thư vòm họng.
– Nên thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể để chống lại bệnh tật