Thanh quản là một phận của hệ hô hấp đảm nhiệm vai trò hô hấp, giao tiếp, ăn uống và ngăn thức ăn rơi xuống phổi. Là nơi trung gian giữa đường hô hấp nên thanh quản rất dễ bị viêm nhiễm.
U thanh quản là gì? Đó là hiện tượng thanh quản xuất hiện các khối u nhưng không gây nguy hiểm như các loại u ác tính do ung thư gây ra. U thanh quản lành tính có 3 dạng phổ biến nhất là : hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh, papilloma thanh quản.
U thanh quản là bệnh lý thường gặp ở những người thường xuyên nói nhiều, hát nhiều và nói lớn tiếng. Ảnh: Internet
Hạt xơ dây thanh là bệnh lý thường gặp ở những người làm việc trong những lĩnh vực giọng nói nhiều, nói lớn, nói liên tục khiến dây thanh được sử dụng quá mức nên hình thành xơ hạt. Xơ hạt gây tắc các tuyến nhầy niêm mạc dây thanh, dẫn đến hình thành các nang có chứa dịch nhầy và sưng mũ.
Các dấu hiệu thường gặp ở chứng hạt xơ dây thanh là giọng nói bị rè tiếng, khàn tiếng, chóng mặt khó thở khi nói.
Đối với hạt xơ dây thanh, bệnh nhân có thể điều trị nội khoa bằng thuốc chống viêm, kháng sinh, thường xuyên vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, cần lưu ý tránh các thói quen như ăn đá, uống nước lạnh, nói lớn tiếng, hút thuốc và sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị.
Tuy nhiên điều trị nội khoa chỉ có thể khiến bệnh thuyên giảm chứ không thể chữa trị tận gốc, nên bệnh có thể tái phát. Để điều trị dứt điểm cần tiến hành phẫu thuật bóc nang dây thanh.
Polyp dây thanh là bệnh lý xuất hiện khi dây thanh làm việc quá mức lúc đang bị viêm họng hoặc viêm thanh quản. Một số người như ca sĩ, người dẫn chương trình, diễn giả, chính khách, giảng viên hoặc các em nhỏ có nguy cơ mắc chứng polyp dây thanh do thường xuyên nói, hát hoặc khóc thét khi đang bị viêm mũi họng.
Mặc dù là u lành tính, nhưng polyp dây thanh rất dễ bị nhầm lẫn với ung thư dây thanh nên việc phân biệt bằng thị giác chỉ có tính tương đối. Để chuẩn đoán đúng bệnh, bệnh nhân cần gửi giải phẫu bệnh.
Triệu chứng thường gặp là bệnh nhân bị khàn tiếng kéo dài thậm chí mất tiếng, cảm thấy lấn cấn ở cổ như mắc nghẹn, mệt khi thở và khó thở khi vận động mạnh.
Để điều trị chứng polyp dây thanh, bệnh nhân sẽ được chỉ định một số thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, xông họng có Steroids. Tuy nhiên nếu khối polyp lớn và nghi ngờ chúng có thể hóa ác tính thì phải can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật cắt polyp. Trong quá trình điều trị người bệnh cần hạn chế nói, sau điều trị bệnh nhân nên luyện thanh để khôi phục giọng nói.
Khi phát hiện các dấu hiệu khàn tiếng, khó thở, hụt hơi..., bệnh nhân cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra thanh quản. Ảnh: Internet
Papilloma là hiện tượng thanh quản xuất hiện các u nhú nhỏ giống như trái dâu tằm do thanh quản bị tổn thương bởi virus HPV. Đây là loại virus có khả năng lây nhiễm qua các đường tình dục sử dụng miệng hoặc từ mẹ sang con do trẻ nuốt nước ối có chứa virus.
Nhiều trẻ bị Papilloma thanh quản phải phẫu thuật cắt Papilloma từ khi còn nhỏ đến 15 tuổi vài chục lần, cứ 2 đến 3 tháng lại phải cắt một lần, đây là một nỗi kinh hoàng của cha mẹ và các cháu.
Ở một số trường hợp papilloma thanh quản có thể lan rộng lỗ mở khí quản, phế quản và phổi. Bệnh nhân bị papilloma thanh quản thường có dấu hiệu bị khàn tiếng, tình trạng các cơn khó thở tăng cao có thể dẫn đến tử vong nên đặc biệt nguy hiểm ở trẻ sơ sinh.
Hiện nay, y học chưa có phương pháp điều trị nào có thể điều trị triệt để papilloma thanh quản, mà phương pháp điều trị chính giúp kiểm soát sự lan rộng của nó là cắt bỏ papilloma. Tuy nhiên mặc dù đã cắt bỏ nhưng bệnh hoàn toàn có thể tái phát sau đó.
Như vậy, với những kiến thức sức khoẻ u thanh quản là gì và các dạng bệnh, dấu hiệu cũng như phương pháp điều trị các loại u thanh quan thường gặp, mong rằng các bạn luôn đề cao cảnh giác, ngăn ngừa và phòng tránh bệnh hiệu quả.