Giải đáp thắc mắc sùi mào gà có tự khỏi được không?

Giải đáp thắc mắc sùi mào gà có tự khỏi được không?
Những bệnh nhân khi phát hiện mắc sùi mào gà thông thường đều có tâm lý e ngại, cảm thấy xấu hổ nên không chủ động thăm khám, điều trị kịp thời. Suy nghĩ này khiến tình trạng bệnh của người bệnh càng trở nên trầm trọng, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn.

1. Sùi mào gà là gì?

Một trong số các bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay sùi mào gà không thể không được kể tên. Mầm bệnh xuất hiện từ virus Human Papilloma hay còn có tên gọi là virus HPV. Chủng HPV có nhiều loại virus khác nhau, tuy nhiên phần lớn các chủng của HPV đều không thể hiện triệu chứng rõ rệt.

Do đó, bệnh nhân khó có thể phát hiện tình trạng bệnh và khả năng lây lan của bệnh. Vì vậy nhiều người đặt ra câu hỏi rằng bệnh sùi mào gà có chữa khỏi được không?

Hiểu rõ hơn về bệnh sùi mào gà:

HPV là một loại virus gây ra tổn thương trên bề mặt da, niêm mạc với nhiều mụn cóc, các mụn thịt u nhú, sần sùi. Tuy nhiên, lưu ý rằng không phải chủng HPV nào cũng gây ra bệnh cho con người. Một số loại HPV nguy hiểm có thể nhắc đến như HPV-2, HPV-11, HPV-18,... Thống kê cho biết có tới 40 chủng virus HPV gây bệnh, tuy nhiên chủ yếu là các bệnh tình dục và xuất hiện ở cả nam và nữ.

Các tổn thương xảy ra khi người bệnh mắc sùi mào gà thường tập trung xung quanh bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Có nhiều trường hợp bệnh sùi mào gà còn xuất hiện ở cả lưỡi, họng và miệng.

Trong đó các chủng HPV-8 và HPV-18 có thể gây tổn thương cho tử cung của người phụ nữ và khả năng dẫn tới bệnh ung thư cổ tử cung rất cao ở nữ giới lên tới 70%.

Sùi mào gà do virus nào gây nên?

Các bác sĩ cho biết rằng phụ nữ là đối tượng dễ mắc bệnh sùi mào gà hơn so với nam giới do cấu tạo cơ quan sinh dục của nữ giới phục tạp hơn. Chưa kể nữ giới còn tiếp nhận tinh dịch từ nam giới và chịu khả năng lây nhiễm cao hơn.

Giải đáp thắc mắc sùi mào gà có tự khỏi được không? - Ảnh 2.

Sùi mào gà khiến người bệnh tự ti - Ảnh Internet

Tuy nhiên, đây là căn bệnh nguy hiểm cho cả nam và nữ. Đa số các bệnh nhân nếu không kịp thời phát hiện và điều trị thì bệnh sẽ chuyển biến nặng dẫn đến các căn bệnh khác nguy hiểm như ung thư dương vật, ung thư hậu môn, ung thư âm đạo. Đặc biệt nếu không tìm được cách chữa bệnh sùi mào gà ở nam giới thì khả năng nam giới bị vô sinh rất cao.

2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh sùi mào gà

Muốn giải đáp sùi mào gà có tự khỏi được không thì cần phải hiểu rõ triệu chứng của bệnh. Các căn bệnh đều có các dấu hiệu, triệu chứng và thời gian ủ bệnh khác nhau. Do đó, bệnh sùi mào gà khi khám các triệu chứng thường biểu hiện chậm, có thời gian ủ bệnh tương đối lâu, có người có thời gian ủ bệnh vài tháng, thậm chí lên đến vài năm.

Điều này khiến người bệnh không chủ động được, khi phát hiện bệnh thì bệnh thường đã chuyển qua giai đoạn nặng hơn và gây ra những ảnh hưởng đến người bệnh.

Đối với mỗi vị trí khác nhau thì các triệu chứng của bệnh sùi mào gà cũng khác nhau, tuy nhiên mọi người vẫn có thể quan sát được các dấu hiệu lâm sàng của bệnh như sau:

- Xuất hiện các nốt sần, mụn cóc, mụn thịt nhỏ, chạm vào có cảm giác hơi mềm và có thể có cuống hoặc không.

- Các mụn sần, mụn cóc của sùi mào gà thường không gây ra bất cứ cảm giác đau nhức nào nên mọi người thường ít quan tâm mà mặc kệ chúng.

- Thời gian bệnh phát triển lâu dài, không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

- Các triệu chứng sùi mào gà phổ biến là mọc mụn cóc sần sùi.

Giải đáp thắc mắc sùi mào gà có tự khỏi được không? - Ảnh 3.

Triệu chứng mọc sùi mào gà - Ảnh Internet

- Trình trạng bệnh nặng thì các mụn thịt này sẽ phát triển với kích thước lớn hơn, dễ bị chảy máu.

- Các mụn thịt phát triển thành các gai hoặc lá có kích thước lớn và tạo thành từng chùm, từng mảng khiến người bệnh khó chịu, tị ti.

- Nữ giới các nốt sùi mào gà thường xuất hiện ở xung quanh cổ tử cung, quanh niệu đạo, hậu môn.

- Nam giới thường xuất hiện sùi mào gà ở dương vật, rãnh bao quy đầu, hậu môn hoặc da bìu.

Đối với trường hợp mắc bệnh sùi mào gà kèm theo các bệnh xã hội như lậu, giang mai thì bệnh sẽ tiến triển nhanh và nặng hơn. Các nốt sùi mào gà có thể to hơn, phát triển một cách nhanh chóng với kích thước lớn.

Tình trạng bệnh nặng các nốt sần rất to, ửng đỏ, có thể có dịch bên trong và chảy ra bốc mùi khó chịu.

- Các nốt mụn cóc có thể phát triển với kích thước lớn.

Tổng quan, các triệu chứng của bệnh sùi mào gà không gây ra bất kỳ cảm giác đau đớn nào. Tuy nhiên, đối với các trường hợp nặng thì người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu trong việc đi lại do vận động hoặc cọ xát với các mụn cóc, mụn thịt lớn.

3. Sùi mào gà có tự khỏi được không?

Nhiều người thắc mắc rằng sùi mào gà có tự khỏi được không? Thực tế, hiện nay mới chỉ có vaccine để phòng ngừa bệnh và chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh sùi mào gà.

Do đó, thực tế cho thấy bệnh sùi mào gà không thể tự khỏi được. Một số bác sĩ cũng cho biết rằng các bệnh nhân mắc sùi mào gà nhưng không gây ra khó khăn hay triệu chứng nào và chủng HPV cũng không nguy hiểm cho cơ thể thì có thể không điều trị.

Giải đáp thắc mắc sùi mào gà có tự khỏi được không? - Ảnh 4.

Sùi mào gà có tự khỏi được không là thắc mắc của nhiều người mắc bệnh - Ảnh Internet

Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân xuất hiện triệu chứng bị ngứa ngáy, bỏng rát thì cần đến viện để khám và điều trị kịp thời.

Đối với những trường hợp mắc bệnh sùi mào gà nặng thì cần được bác sĩ theo dõi và nhận điều trị. Biện pháp điều trị sùi mào gà được áp dụng phổ biến hiện nay là sử dụng tia laser, đốt điện để đốt cháy phần da sần sùi. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ giúp khắc phục khả năng lây lan chứ không thể tiêu diệt virus trong cơ thể.

Giải đáp bệnh sùi mào gà có chữa được không như sau:

Cách chữa bệnh sùi mào gà đối với những bệnh nhân chỉ mới có biểu hiện nhẹ, xuất hiện một vài chấm nhỏ màu hồng nhạt nổi li ti trên da thì sẽ được bác sĩ kê toa thuốc. Các loại thuốc được sử dụng trong thời gian điều trị sùi mào gà là thuốc bôi, được trực tiếp bôi lên các nốt sần nhằm tiêu diệt các mô tế bào gây ra bệnh.

Ngoài ra nếu bệnh sùi mào gà xuất hiện ở quanh âm hộ, âm đạo thì bác sĩ có thể chỉ định sử dụng dung dịch Podophyllotoxine 20 - 25% hoặc Trichloactic acid để chấm trực tiếp lên vết thương. Lưu ý rằng biện pháp này hoàn toàn không được áp dụng đối với các nốt sần sùi ở khu vực cổ tử cung.

Hiện nay các cơ sở, phòng khám, bệnh viện chữa trị bệnh cho bệnh nhân mắc sùi mào gà khá nhiều. Tuy nhiên, phụ thuộc vào cơ sở mà chất lượng khám, chuẩn đoán sẽ khác nhau. Vì vậy khi nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà bạn cần lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thăm khám.


Tác giả: Nắng Mai