Giải đáp thắc mắc: Nấm tai có nguy hiểm không?

Giải đáp thắc mắc: Nấm tai có nguy hiểm không?
Nhiều độc giả đã gửi câu hỏi tới suckhoehangngay.vn bày tỏ sự lo lắng về vấn đề nấm tai có nguy hiểm không. Để giải tỏa thắc mắc của các bạn, chúng tôi xin phép cung cấp một số thông tin liên qua thông qua nội dung bài viết sau đây.

1. Đâu là nguyên nhân gây ra hiện tượng nấm tai?

Nấm ống tai ngoài hiện nay rất phổ biến, nhất là trẻ em bị lỗ tai nhỏ có nhiều lông, dịch nhầy, thời tiết ẩm thấp và không có điều kiện vệ sinh sạch sẽ vì vậy đã làm cho nấm xuất hiện. Nhiều các mẹ cũng đã tìm đến các trang mạng để tham khảo thông tin về bệnh nấm tai có nguy hiểm không để tìm đến bác sĩ kịp thời chữa trị sớm nhất.

Khi bị nấm tai mãn tính hoặc cấp tính sẽ có nguy cơ cao bị viêm tai giữa do nhiễm trùng. Các loại nấm đó là: nấm aspergillus niger, Candida, Mucoracae,...

Nguyên nhân gây nấm tai có thể kể đến như: Dùng các dụng cụ để ngoáy tai không sạch đưa các vi khuẩn có hại từ bên ngoài vào. Ngoài ra, khi bạn bơi lội, gội đầu để nước vào tai và không lấy nước ra kịp thời… cũng có thể làm nấm tai xuất hiện.

Ảnh 2.

Khi bị nấm tai mãn tính hoặc cấp tính sẽ có nguy cơ cao bị viêm tai giữa do nhiễm trùng (Ảnh: Internet)

Theo có bác sĩ chuyên khoa, ráy tai tự có khả năng làm sạch và không nên tự tiện ngoáy tay. Trên thực tế có rất nhiều người bị nấm tai bới vì thói quen này. Dù là ráy nước hay ráy khô cũng nên ra bệnh viện để được lấy một năm một lần. Nấm ống tai thường rất dai dẳng cần phát hiện sớm và điều trị thời gian dài mới khỏi hoàn toàn.

Nếu trên cơ thể bạn có một bộ phận nào đó bị nấm thì có thể làm nấm lây sang lỗ tai từ tay bạn. Một số trường hợp phụ nữ không để ý đã vì bị nấm âm đạo và nấm tai do nhiễm chéo. Các bác sĩ cũng đưa ra câu hỏi bệnh nấm tai là gì và nấm tai có nguy hiểm không để tìm ra các phương pháp chữa trị hiệu quả, an toàn nhất.

2. Các triệu chứng thường gặp do nấm tai

Việc xác định nấm tai có nguy hiểm không phụ thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người. Tuy nhiên, khi bị bệnh này bạn sẽ gặp phải các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Cụ thể như sau:

Cảm giác ngứa tai và liên tục ngoáy, càng ngoáy càng ngứa và có dịch nâu chảy ra ngoài, giai đọan này người bệnh thường không hay để ý. Lâu ngày nhiễm trùng cơ hội kết hợp gây viêm ống tai sẽ gây sưng đau trong tai. Cảm giác đau tăng lên khi ngáp hoặc kéo vành tai. Nhiều trường hợp đi khám tai đã xuất hiện một số lớp trắng đục bám ở ống, màng tai.

Ảnh 3.

Nấm tai thường có cảm giác ngứa tai và liên tục ngoáy, càng ngoáy càng ngứa (Ảnh: Internet)

Nếu nhìn sâu vào trong màng tai bằng đèn chuyên dụng thường thấy tổ chức nấm mọc chi chít có màu, nâu, xám khói, đen. Các đám nấm mùi rất hôi và khó chịu. Thông thường, bác sĩ sẽ lấy một phần lớp bám đó đi soi tươi, nuôi cấy để xác định loại nấm gây bệnh và nấm tai có nguy hiểm không . Sau đó sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất.

3. Cách điều trị nấm tai hiệu quả

Nấm tai có nguy hiểm không và cách điều trị như thế nào đều được mọi người quan tâm tìm hiểu rất kỹ. Bệnh nấm tai không nguy hiểm chết người ngay lập tức nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ làm giảm thính lực và có thể gây điếc. Vì vậy, mọi người nên phát hiện sớm và tìm các phương pháp chữa trị kịp thời.

Điều trị nấm tai bằng phương pháp nội khoa, sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc bôi được ứng dụng chủ yếu. Đây là phương pháp cơ bản nhất để bạn khắc phục tình trạng nấm tai hiện tại.

Như vậy, sau khi đã đi kiểm tra và được chẩn đoán là mắc bệnh nấm tai, ngoài việc bệnh nhân lấy bỏ tổ chức nấm lau sạch ống tai và màng tai bạn dùng que bông thấm cồn salycilic hoặc dung dịch betadin 1% làm liên tục trong vài ngày hoặc sử dụng mỡ chống nấm hoặc thổi bột acid boric để diệt vi nấm. Nếu tình trạng của bạn nặng hơn buộc bạn phải tìm đến các phương pháp khác.

Ảnh 4.

Nấm tai nên phát hiện sớm và tìm các phương pháp chữa trị kịp thời (Ảnh: Internet)

Các lưu ý trong quá trình điều trị nấm tai:

- Không nên thường xuyên lấy ráy tai vì sẽ tạo điều kiện cho nấm vào ống tai.

- Không lấy ráy tai khi tai chưa sạch và dụng cụ ngoáy tai vẫn còn chưa được sát khuẩn.

- Khi đi bơi hay gội đầu nước vào tai cần nghiêng đầu dốc hết nước trong tai ra ngoài sau đó lấy tăm bông vệ sinh lại một lần nữa.

- Khi bị nấm ở bộ phận nào cần trị dứt điểm tránh để lây sang tai.

- Thời tiết ở Việt Nam ẩm thấp vì vậy cần giữ gìn đôi tai thật sạch sẽ và có khoa học.

Sau khi đọc bài viết bạn đã biết được bệnh nấm tai có nguy hiểm không, cũng như biết cách phòng bệnh, chữa bệnh để tự bảo vệ cho đôi tai của mình. Hãy ghi nhớ những thông tin này để áp dụng khi cần thiết bạn nhé.

Chúc các bạn có một đôi tai khỏe mạnh!

Tác giả: Minh Nghiêm