Trầm cảm lâm sàng (Clinical depression) hay còn gọi là rối loạn cảm xúc là căn bệnh phổ biến hiện nay. Theo các nghiên cứu, trầm cảm di truyền và nguy cơ của những người có người thân từng mắc trầm cảm cao gấp 5 lần so với những người không có người thân mắc trầm cảm.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu này vẫn còn đang tranh cãi, các nhà khoa học đặt câu hỏi về việc liệu bệnh trầm cảm do gen quyết định hay còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác.
Một nhóm nghiên cứu ở Anh đã đưa ra kết quả nghiên cứu cho thấy có một loại gen phổ biến trong gia đình có những người mắc trầm cảm. Đây là cơ sở xác định trầm cảm di truyền từ người này sang người khác. Cụ thể, trong gen của hơn 800 gia đình mắc trầm cảm có sự xuất hiện của nhiễm sắc thể 3p25-26. Các nhà khoa học tin rằng gen quyết định đến 40% khả năng một người bị trầm cảm còn 60% khác là do các yếu tố khác.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người có cha mẹ hoặc anh chị em ruột bị trầm cảm có khả năng mắc bệnh này cao gấp 3 lần những người bình thường. Điều này có thể do di truyền hoặc do yếu tố môi trường dễ ảnh hưởng tới những người này hơn.
Ảnh: Internet
Cũng trong nghiên cứu trả lời cho câu hỏi trầm cảm di truyền hay không các nhà khoa học tìm hiểu mối liên hệ giữa trầm cảm với serotonin (một chất dẫn truyền thần kinh Monoamine giúp các nơ ron thần kinh "giao tiếp" với nhau).
Theo đó, sự mất cân bằng serotonin còn có thể dẫn đến các vấn đề tâm lý khác như rối loạn ám ảnh cưỡng chế và các cơn hoảng loạn. Có nhiều giả thiết về sự liên kết giữa serotonin và trầm cảm. Nghiên cứu đã tìm ra sự hiện diện của các gen vận chuyển ngắn và dài cũng có thể là yếu tố di truyền tác động tới trầm cảm.
Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh quan trọng – ảnh hưởng tới khả năng làm việc (Ảnh: Internet)
Nếu bạn hoặc người thân bị trầm cảm thì phản ứng đầu tiên chắc chắn là thắc mắc: Trầm cảm có thể chữa được không? Thật không may, vẫn chưa có kết quả chính xác về cách chữa trầm cảm.
Một số người sẽ mắc chứng trầm cảm lâm sàng tạm thời chỉ cần uống thuốc tối đa 12 tháng sẽ khỏi bệnh. Tuy nhiên, rất nhiều người phải đối mặt với trầm cảm suốt đời và các triệu chứng bệnh thường tái đi tái lại. Trong trường hợp này, liệu pháp tâm lí hành vi (một hình thức tâm lý trị liệu giúp bệnh nhân hiểu rõ ảnh hưởng của suy nghĩ và cảm xúc lên hành vi) là lựa chọn hàng đầu giúp bệnh nhân cải thiện chất lượng cuộc sống.
Trầm cảm có thể điều trị. Điều quan trọng là bạn cần nhận thức được dấu hiệu trầm cảm và thông báo cho bác sĩ của bạn ngay khi mọi chuyện sắp vượt khỏi tầm kiểm soát.
Ảnh: Internet
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa thần kinh hoặc bác sĩ tâm lý để giải tỏa các cảm xúc tiêu cực cũng như học cách kiểm soát bản thân. Nếu không thích, bạn có thể tìm một người thân thiết có thể tin tưởng để nói ra các khó khăn của mình. Giải phóng tâm trạng lo lắng, tức giận hay buồn bã sẽ giúp bạn thấy khá hơn.
Bên cạnh đó, bạn có thể tự chữa chứng trầm cảm sau sinh ngay tại nhà bằng cách tham gia các hoạt động xã hội, dành thời gian chơi đùa cùng con, luyện tập thể dục… Tuy nhiên, nếu tất cả các giải pháp này đều không có tác dụng, có thể bạn sẽ cần điều trị trầm cảm bằng thuốc.Nhìn chung, bạn cần chú ý về nguy cơ mắc hội chứng trầm cảm khi có người thân mắc chứng bệnh này nhưng không cần quá mức lo lắng. Trầm cảm thường chỉ là tạm thời, chủ yếu do môi trường sống tác động và có các liệu pháp trị liệu có sẵn.