Một số người cho rằng, việc cung cấp nhiều da và chân gà cho cơ thể có thể giúp bản thân trẻ lâu, dồi dào sức khỏe. Tuy nhiên, đối mặc với việc cung cấp dinh dưỡng, collagen, tốt cho da, xương khớp thì chân và da gà thực tế lại không đem lại nhiều hiệu quả đối với kỳ vọng cho người sử dụng.
ThS. BS Doãn Thị Tường Vi thuộc Viện Dinh dưỡng lâm sàng cho biết: Đối với collagen, đây là thành phần rất tốt cho các vấn đề về xương khớp của con người.
Tuy nhiên, lượng collagen có trong chân gà lại rất ít, việc ăn chân gà một lượng đủ để có thể nhận được mặt tích cực khi bổ sung collagen cho cơ thể thì sức khỏe của bạn lại gặp phải một số bệnh lý khác khi ăn quá nhiều chân gà liên quan đến rối loạn mỡ máu.
Do đó, việc bổ sung collagen từ chân gà là điều không đem lại nhiều hiệu quả khi collagen có trong chân gà quá thấp, không đủ để đáp ứng được nhu cầu xương khớp cho con người dù đã ninh nhừ xương gà.
Vì vậy, muốn bổ sung collagen cho cơ thể, bạn cần lựa chọn các biện pháp khác khi muốn cải thiện sức khỏe xương khớp.
Nhiều quốc gia, da gà, chân gà hay các loại da của da cầm nói chung thường được bỏ qua. Thậm chí, một vài chuyên gia còn đưa ra lời cảnh báo rằng chúng không tốt cho sức khỏe vì chứa quá nhiều chất béo.
Không chỉ vậy, BS Tường Vi còn cho biết, chất béo dưới lớp da của các loại da cầm là dạng chất béo no, đây là nguyên nhân khiến da gà có tác hại đến cơ thể con người.
Điều này khiến chuyên gia đưa ra lời khuyến cáo dành cho người dân rằng nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này, vì chúng sẽ giúp phòng tránh các vấn đề liên quan đến rối loạn chuyển háo chất béo.
Thực tế, 1 gram chất béo tương đương với 9 kcal, chúng nhiều hơn tinh bột và đạm tới 4 kcal. Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến cân nặng của người sử dụng, gây ra tình trạng béo phì, thừa cân khi cơ thể nạp nhiều năng lượng hơn so với lượng calo cần tiêu hao.
Lưu ý: Không chỉ da gà, đối với một khẩu phần ăn chứa quá nhiều thịt đều có thể gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid bởi thịt nạc cũng chứa một lượng mỡ nhất định trong thành phần dinh dưỡng.
Tình trạng này còn xảy ra do yếu tố di truyền ở người gầy. Có từ 75 đến 80% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Trong khi đó, phần còn lại đến từ lượng thức ăn mà cơ thể nạp vào.
Nguyên nhân này khiến rối loạn chuyển hóa chất béo xảy ra, việc này khiến những người bị rối loạn chuyển hóa chất béo cần phải hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol như: mỡ động vật, thịt, sữa, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng,...
Các loại chất béo no đến từ động vật nên được hạn chế. Bạn có thể cung cấp chất béo không no như omega-3, omega-6 cho cơ thể từ các loại thực phẩm khác như: dầu thực vật, dầu gan cá,... Nên lựa chọn các loại cá thay cho các loại thịt với tần suất từ 2 đến 3 lần một tuần.
Ngoài ra, omega-3 còn là axit béo không no mà cơ thể cần cung cấp. Con người thực tế không thể tự tổng hợp được loại axit béo này. Omega-3 có tác động tích cực tới mắt, tới các hoạt động của não và tim mạch. Chúng còn giúp phòng ngừa các yếu tố viêm, hỗ trợ quá trình luyện tập giúp giảm cân.
Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì chân gà, da gà còn có một số vấn đề đáng lo ngại như: vệ sinh, an toàn thực phẩm,... Người dân muốn sử dụng loại thực phẩm này an toàn, không gây hại cho sức khỏe thì cần cảnh giác.