Trầm cảm hiện trở thành căn bệnh của xã hội hiện đại, chứng bệnh này có thể xảy ra với mọi người, mọi lứa tuổi.
Đây là một trong những bệnh lý của não bộ chứ không đơn giản chỉ là cảm giác buồn bã hay chán nản thông thương.
Trầm cảm là một bệnh lý nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến suy nghĩ, thái độ cư xử, cảm xúc và sức khỏe của bệnh nhân. Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tự tử ở người bệnh.
Trầm cảm đã trở thành căn bệnh của xã hội hiện đại (ảnh: internet)
Trong giai đoạn đầu, triệu chứng của trầm cảm không rõ ràng nhưng nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, chứng bệnh này có thể tái phát với mức độ nghiêm trọng.
Một số triệu chứng của bệnh trầm cảm có thể kể đến: cảm thấy buồn bã, nặng nề, cáu gắt, dễ bị kích thích, giấc ngủ bị ảnh hưởng, mất tập trung, suy giảm trí nhớ,… Khi bệnh tiến triển đến một giai đoạn cao hơn người bệnh sẽ trở nên chán nản, tuyệt vọng và có ý định tìm đến cái chết.
Có nhiều yếu tố được các định là nguyên nhân gây nên chứng trầm cảm như di truyền, sang chấn tinh thần, lạm dụng chất kích thích, thói quen xấu và thâm chí có những nguyên nhân không liên quan đến bất kỳ một khủng hoàng nào trong cuộc sống nhưng
Người bị sang chấn tinh thần, gặp những cú sốc lớn trong cuộc sống và trong công việc khiến họ trở nên bi quan và dễ bị trầm cảm.
Học sinh, sinh viên gặp áp lực học hành, điểm kém, lực học bị giảm sút, chán nản, xa lánh bạn bè
Những người đã trải qua một thời gian hưng cảm như quá tự tin, nói nhanh, bốc đồng hay người bệnh bị tâm thần phân liệt, chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,… cũng đều có thể bị trầm cảm sau đó.
Bất cứ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của bệnh trầm cam (ảnh: internet)
Thiếu luyện tập: khi cơ thể không được vận động cũng có thể dẫn tới trầm cảm. Bởi bình thường não sẽ sản sinh ra những chất hóa học tạo cảm giác tốt như dopamine và serotonin. Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp não sản sinh ra nhiều chất này giúp mọi người cảm thấy luôn năng động và hưng phấn.
Chế độ ăn uống không hợp lý: ăn uống lành mạnh tốt cho sức khỏe và tốt cho cả trí não. Những thực phẩm giàu omega 3 rất tốt cho não bởi chúng có vai trò thiết yếu đối với mô não khỏe mạnh.
Cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất ra những chất béo này, vì thế chúng ta cần phải bổ sung từ thức ăn. Tuy nhiên việc ăn uống không khoa học hay ăn những thực phẩm không chứa đủ lượng chất béo omega-3 sẽ ảnh hưởng đến não và não dễ bị tổn thương hơn trước sự tấn công của chứng trầm cảm.
Stress và thói quen ngủ không đúng: Nếu ngủ không đủ giấc bạn sẽ dễ bị kích động và hoang tưởng. Đây chính là lý do khiến bạn dễ mắc chứng trầm cảm. Mặt khác khi ngủ không đủ giấc sẽ khiến bạn không thể tập trung làm việc, dễ bị stress và hiệu quả công việc sẽ bị giảm sút. Nếu càng stress sẽ càng khó ngủ và vòng luẩn quẩn này sẽ khiến bạn dễ bị trầm cảm hơn.
Sống cô lập: Đây chính là lý do khiến mọi người bị trầm cảm. Bởi khi đó bạn sẽ lảng tránh bạn bè và người thân, chỉ muốn sống một mình. Đây chính là điều kiện thuận lợi để chứng trầm cảm tấn công.
Hay lo nghĩ: Những suy nghĩ tiêu cực, thường xuyên nghĩ đến các mối đe dọa, mất mát hay thất bại có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc chứng trầm cảm.
Áp lực công việc dễ khiến con người ta mắc chứng trầm cảm (ảnh: internet)
Bị trầm cảm có nguy hiểm không là thắc mắc của rất nhiều người ngay cả khi họ mắc bệnh hay không. Theo các bác sĩ bệnh trầm cảm rất nguy hiểm bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của con người. Dưới đây là những hệ lụy của bệnh có thể giúp bạn trả lời thắc mắc bị trầm cảm có nguy hiểm không:
Bệnh trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến tim mạch. Bởi khi mắc bệnh bạn sẽ cảm thấy chán nản, tình trạng thiếu oxy có thể khiến cơ tim bị viêm, có thể gây nên những cơn đau tim, thậm chí nhồi máu cơ tim. Do đó những bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tim mạch nên cẩn thận để không mắc chứng trầm cảm.
Bị trầm cảm kéo dài sẽ sản sinh ra hoocmon gây stress và tồn tại lâu dài trong cơ thể. Hiện tượng này có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và bạn sẽ dễ mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm…
Khi bị trầm cảm, người bệnh sẽ mắc chứng khó ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, dễ tỉnh giấc. Khi ngủ không đủ giấc sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tỉnh táo, thậm chí có thể là cho chứng trầm cảm tăng lên.
Bệnh trầm cảm có thể không trực tiếp gây nên hiện tượng đau lưng nhưng có thể gây nên những ảnh hưởng khá như tăng hoặc giảm cân bất thường, cơ thể mệt mỏi, mất nước,… tất cả những điều này sẽ là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau lưng.
Trầm cảm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của mỗi người (ảnh: internet)
Khi bị trầm cảm, người bệnh sẽ gặp những rắc rối trong đời sống tình dục, làm suy giảm ham muốn. Với nam giới có thể bị rối loạn cương dương, không xuất tinh, xuất tinh sớm, còn với phụ nữ có thể bị khô âm đạo, rối loạn khoái cảm,…
Với những ảnh hưởng từ chứng bệnh này chắc hẳn các bạn cũng đã có câu trả lời cho thắc mắc bị trầm cảm có nguy hiểm không. Vậy nên người bệnh không nên xem nhẹ các triệu chứng của trầm cảm dù là nhẹ hay nặng.
Hãy chia sẻ những vấn đề mình đang gặp phải với chồng, người thân hay bạn bè. Nếu phát hiện có người bị trầm cảm hãy trấn an, tìm hiểu và quan tâm hơn đến người bệnh. Động viên để họ đi khám và thực hiện điều trị càng sớm càng tốt.