Giải đáp: Bệnh ung thư máu có chữa được không?

Giải đáp: Bệnh ung thư máu có chữa được không?
Bệnh ung thư máu có chữa được không và sống được bao lâu là thắc mắc chung của các bệnh nhân mắc ung thư máu. Theo thống kê, chưa có phương pháp nào giúp điều trị khỏi hoàn toàn ung tư máu.

Nhìn chung bệnh ung thư máu có chữa được không hay nói cách khác triển vọng điều trị bệnh sẽ phụ thuộc vào loại ung thư máu, giai đoạn phát hiện bệnh, độ tuổi và tình trạng sức khoẻ khác liên quan.

1. Ung thư máu là gì?

Trước khi tìm hiểu về bệnh ung thư máu có chữa được không, trước hết hãy tìm hiểu sơ qua bệnh ung thư máu là gì.

Các chuyên gia cho biết bệnh ung thư máu xảy ra khi các tế bào máu bất thường tăng trưởng đột biến, nằm ngoài tầm kiểm soát, từ đó làm gián đoạn các chức năng của tế bào máu bình thường. Trên thực tế, phần lớn các bệnh ung thư máu xuất phát từ tủy xương – nơi sản xuất máu.

Ung thư máu là một trong những loại ung thư ác tính. Ung thư máu xuất hiện khi cơ thể bắt đầu có hiện tượng bạch cầu gia tăng đột biến. Cơ quan này vốn đảm nhiệm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên khi tăng số lượng  đột biến như vậy, bạch cầu sẽ bị thiếu thức ăn cũng như nguồn cấp dinh dưỡng. Vì vậy, bạch cầu thường ăn chính hồng cầu. Điều nảy dẫn tới bị phá hủy dần dần, khiến người bệnh bị thiếu máu trầm trọng rồi tử vong.

Bệnh ung thư máu có chữa được không? Làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư máu? - Ảnh 1.

Ung thư máu là một loại ung thư ác tính - Ảnh Internet.

Đọc thêm:

Những xét nghiệm máu nào được sử dụng để chẩn đoán ung thư máu?

Khi nào sốt, chảy máu mũi của trẻ là dấu hiệu cảnh báo trẻ có nguy cơ mắc ung thư máu

Theo các nghiên cứu, các tác nhân có thể gây ra bệnh ung thư máu bao gồm:

- Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ, bệnh nhân tiếp nhận xạ trị hoặc người bệnh được điều trị bằng dược phẩm. 

- Làm việc trong môi trường có nhiều hóa chất độc hạinhư benzene, formaldehyde.

- Một số bệnh lý do thay đổi gene như hội chứng Down, do virus hoặc vài căn bệnh khác về máu.  

Ung thư máu được các chuyên gia phân chia thành 3 loại, bao gồm bệnh bạch cầu, ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương.

Phân loại ung thư máu:

Theo các bác sĩ, ung thư máu được phân loại thành 3 loại là bạch cầu (36%), ung thư hạch (46%) và u tủy (18%). Cụ thể:

- Bệnh bạch cầu: Loại ung thư máu này chiếm 36% các bệnh nhân mắc ung thư máu. Theo đó, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp tính, cơ thể sẽ sản sinh ra một số lượng lớn các tế bào máu trắng chưa trưởng thành. 

Các tế bào này sẽ làm tắc nghẽn tủy xương, ngăn chặn tủy xương sản xuất các tế bào máu khác cần thiết. Khi tế bào bạch cầu tăng số lượng đột biến sẽ làm bản thân nó thiếu thức ăn và buộc phải ăn hồng cầu, gây nên hiện tượng thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể.

- Ung thư hạch: Dạng này có tên khoa học là Lymphoma. Đây là loại ung thư máu ảnh hưởng rất lớn đến hệ bạch huyết. Khi cơ thể có u lympho nghĩa là cơ thể đã sản sinh quá mức các tế bào lympho vô tổ chức và các tế bào lympho này tồn tại được lâu gây nên tình trạng quá tải, làm tổn hại hệ thống miễn dịch của cơ thể. 

Các bác sĩ cho biết, lymphoma có thể phát triển trong nhiều bộ phận của cơ thể, bao gồm cả hạch bạch huyết, tủy xương, lá lách...

- U tủy:  U tủy là bệnh ung thư máu liên quan đến các tế bào plasma. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trong đa u tủy, số lượng lớn bất thường của các tế bào plasma tập trung trong tủy xương gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

2. Bệnh ung thư máu có chữa được không?

Với mức độ nghiêm trọng của bệnh lý này, bệnh ung thư máu có chữa được không là băn khoăn của rất nhiều người. 

Theo đó, các bác sĩ cho rằng bệnh ung thư máu có chữa được không tùy thuộc vào nhiều yếu tố như thể trạng người bệnh, khả năng đáp ứng điều trị, giai đoạn phát hiện bệnh, tình trạng phát triển của lượng bạch cầu có trong máu và cách phát triển của từng loại bệnh. 

Cụ thể, khả năng chữa trị của từng loại bệnh là khác nhau. Với bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính, trong trường hợp người bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn đầu có thể sống trung bình khoảng 8 năm. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa, thời gian sống trung bình khoảng 5,5 năm. Còn chẩn đoán phát hiên bệnh khi đã ở giai đoạn cuối thì thời gian sống chỉ còn khoảng gần 4 năm.

Trong trường hợp bệnh nhân mắc ung thư máu dạng bệnh bạch cầu dòng tủy cấp tính - dạng phổ biển ở người trưởng thành thì khả năng chữa trị khỏi sẽ cao hơn nếu phát hiện ở giai đoạn sớm. Theo đó, các con số thống kê cho thấy khoảng 20% đến 40% bệnh nhân sống ít nhất 5 năm. Tuy nhiên, người lớn tuổi mắc ung thư máu dạng này thường có tiên lượng khá kém. 

Với ung thư máu dạng bệnh bạch cầu lympho mạn tính, nếu bệnh chỉ ảnh hưởng đến các tế bào B thì hoàn toàn có thể chữa trị, bệnh nhân có thể sống từ 10-20 năm. Tuy nhiên, cần lưu ý những bệnh nhân có bệnh bạch cầu lympho mãn tính tế bào T có tuổi thọ rất thấp. 

Trong trường hợp người bệnh mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính thì hầu như không còn khả năng chữa trị vì nó thường tiến triển rất nhanh, bệnh nhân mắc ung thư máu dạng này trung bình chỉ sống được 4 tháng. Tuy nhiên, đáng mừng là có tới khoảng 80% trẻ em bị bệnh bạch cầu lympho cấp tính có thể chữa trị khỏi hoàn toàn.

Bệnh ung thư máu có chữa được không còn tùy thuộc vào lứa tuổi người bệnh. Các con số thống kê chỉ ra người lớn chỉ có 40% cơ hội chữa khỏi bệnh và điều này phụ thuộc chủ yếu vào giai đoạn tiến triển của bệnh. Trong khi đó, bệnh nhân là trẻ em trong nhóm tuổi 3-7 tuổi có cơ hội phục hồi hoàn toàn rất cao.

Bệnh ung thư máu có chữa được không? Làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư máu? - Ảnh 2.

Bệnh ung thư máu có khả năng chữa trị khỏi rất cao nếu người bệnh là trẻ em từ 3 - 7 tuổi. Ảnh Internet.

Bên cạnh đó, câu trả lời cho câu hỏi bệnh ung thư máu có chữa được không còn tùy thuộc vào giai đoạn phát hiện bệnh. Cụ thể:

- Giai đoạn 1: Đây là giai đoạn mở rộng của các hạch bạch huyết. Nếu bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn này thì khả năng chữa khỏi là khá cao bởi ung thư vẫn chưa lây lan hoặc ảnh hưởng đến bất kỳ cơ quan nào khác trong cơ thể.

- Giai đoạn 2: Giai đoạn này khả năng chữa trị đã giảm xuống vì ung thư máu đã lây lan đến các cơ quan lá lách, gan và hạch bạch huyết. Dù không phải tất cả các cơ quan trên đều bị ảnh hưởng nhưng chắc chắn một trong số đó đã bị xâm lấn. 

- Giai đoạn 3: Lúc này, số lượng bạch cầu gia tăng nhanh dẫn đến tình trạng người bệnh bị thiếu máu. Ở giai đoạn này, ung thư tiếp tục xâm lấn sang các cơ quan khác trong cơ thể nên khả năng chữa trị khỏi hoàn toàn là rất thấp.

- Giai đoạn 4: Khả năng chữa trị khỏi bệnh ung thư máu ở giai đoạn này hầu như là không thể. Mọi phương pháp điều trị lúc này chỉ nhằm mục đích giảm những cơn đau và kéo dài sự sống cho người bệnh. 

Như vậy, bệnh ung thư máu có chữa được không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tổ. Trong đó, phát hiện sớm bệnh và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể là yếu tố quan trọng, quyết định lớn tới hiệu quả của việc điều trị. Vì thế, việc kiểm tra sức khỏe định kì là vô cùng cần thiết nhằm phát hiện bệnh kịp thời, nâng cao hiệu quả điều trị.

https://suckhoehangngay.vn/ung-thu-khong-phai-la-het.html


https://suckhoehangngay.vn/giai-dap-benh-ung-thu-mau-co-chua-duoc-khong-20220223054332582.htm
Tác giả: Ngọc Điệp