Quai bị là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính với triệu chứng điển hình là viêm tuyến mang tai. Dưới đây là top 4 câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị mọi người quan tâm.
Một trong những vấn đề dành được sự quan tâm của nhiều người hay nói cách khác là câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị tiếp theo chính là sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Theo các bác sĩ, hầu hết những bệnh nhân mắc quai bị đều có khả năng hồi phục hoàn toàn trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên căn bệnh này có thể nguy hiểm trong những trường hợp nhất định.
Cụ thể, trong thời gian bị nhiễm bệnh, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, đau nhức, kèm theo sốt và sưng tuyến nước bọt ở một hoặc hai bên mang tai.
Quai bị sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe nếu gặp phải biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể, một vài biến chứng của quai bị người bệnh có thể phải đối mặt đó là viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn, nhồi máu phổi, viêm buồng trứng, viêm tụy, các tổn thương về thần kinh,...
Theo các thống kê, quai bị hay gặp ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên. Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo, trong đó hay gặp lứa tuổi 5 đến 9 tuổi và lứa tuổi thanh niên. Bệnh quai bị thường gặp ở nam nhiều hơn nữ.
Tuy nhiên, không nên chủ quan vì quai bị có thể gặp ở mọi lứa tuổi đối với người chưa từng mắc căn bệnh này. Do đó, mọi người cần chủ động phòng ngừa bệnh để tránh những biến chứng do bệnh gây ra.
Như đã nói, quai bị là căn bệnh có thể gây lây lan trong cộng đồng. Vì thế, biện pháp nào để ngăn ngừa bệnh quai bị là một trong những câu hỏi thường gặp về bệnh quai bị. Bên cạnh việc chủ động tránh xa những khác khi đang mắc quai bị, bệnh nhân có thể giúp ngăn chặn virus lây lan bằng các việc làm đơn giản sau:
- Khi ho hoặc hắt hơi, phải che miệng và mũi bằng khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy đã sử dụng vào thùng rác. Trong trường hợp không có khăn giấy, nên ho hoặc hắt hơi vào tay áo hoặc khuỷu tay trên thay vì bằng bàn tay.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước và xà phòng diệt khuẩn.
Rửa tay đúng cách không chỉ giúp bạn bảo vệ sức khỏe và bảo vệ khỏi nguy cơ lây lan dịch quai bị mà rửa tay đúng cách còn giúp bảo vệ khỏi nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Đọc thêm bài viết: Làm sao để rửa tay đúng cách và phòng bệnh tay chân miệng hiệu quả?
- Tránh dùng chung với người khác những đồ vật có thể dính nước bọt như chai nước hoặc chén bát.
- Khử trùng các bề mặt mà người mắc bệnh quai bị thường xuyên chạm vào như đồ chơi, tay nắm cửa, hoặc mặt bàn.
Một trong những vấn đề dành được sự quan tâm của nhiều người đó là bệnh quai bị có vắc xin phòng bệnh không? Câu trả lời cho câu hỏi này là có, quai bị có vắc xin phòng bệnh.
Một điều cần lưu ý là hiện nay, vắc xin quai bị đơn trị liệu không còn được sử dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế. Thay vào đó, các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm phòng cả 2 liều vắc-xin sống MMR kết hợp cho trẻ em để phòng ngừa song song 3 căn bệnh cùng lúc là sởi - quai bị - rubella.
Tuy nhiên, mọi người cần nhớ rằng tiêm 2 liều vắc-xin MMR không bảo vệ được 100% khỏi bệnh quai bị. Hay nói một cách khác, thành phần vắc xin quai bị trong MMR có hiệu quả thấp hơn so với khả năng chống căn bệnh sởi và rubella.
Theo các thống kê và các nghiên cứu, hiệu quả của vắc xin quai bị đã được ước tính ở mức trung bình là 78% cho 1 liều và 88% cho 2 liều. Vì thế, dù mọi người đã tiêm phòng đầy đủ nhưng để phòng bệnh, mọi người vẫn cần thực hiện các bước vệ sinh cá nhân và bảo vệ sức khỏe để giảm nguy cơ nhiễm virus, cũng như tìm hiểu về các triệu chứng của bệnh quai bị để kịp thời thăm khám và chữa trị kịp thời.