Ghi nhớ những nguyên tắc khi đi tiêm vắc xin để tránh bị lây Covid-19

Ghi nhớ những nguyên tắc khi đi tiêm vắc xin để tránh bị lây Covid-19
Việc bị lây nhiễm Covid-19 khi đi tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng hoàn toàn có thể xảy ra nếu người tham gia tiêm phòng không tuân thủ các phương pháp phòng chống lây nhiễm ở nơi công cộng. Hãy ghi nhớ những nguyên tắc trước khi sẵn sàng tham gia tiêm chủng.

Chiến lược tiêm vắc xin phòng Covid-19 đã được Bộ Y tế triển khai toàn quốc, dốc toàn lực để tốc độ tiêm được đẩy lên nhanh nhất đẻ tạo miễn dịch cộng đồng. Chính vì vậy, nguy cơ lây nhiễm cộng đồng từ việc tiêm phòng là mối quan ngại to lớn khi điểm tiêm chủng tập trung quá đông người.

Theo TS. BS. Phạm Lê Duy - Giảng viên bộ môn Sinh lý bệnh và Miễn dịch, Đại học Y Dược TP HCM cho rằng mỗi cá nhân cần tuân thủ những nguyên tắc an toàn phòng bệnh để giữ an toàn cho chính mình và những người xung quanh.

Ghi nhớ 10 nguyên tắc khi đi tiêm vắc xin để tránh bị lây Covid-19 ngoài cộng đồng - Ảnh 1.

Việc bị lây nhiễm Covid-19 khi đi tiêm vắc xin tại các điểm tiêm chủng hoàn toàn có thể xảy ra nếu người tham gia tiêm phòng không tuân thủ các phương pháp phòng chống lây nhiễm ở nơi công cộng. (Ảnh: Internet)

Đọc thêm: 

Tiêm vaccine Covid-19 mũi số 2 muộn so với dự kiến có cần tiêm lại từ đầu không?   

Ăn gì trước khi tiêm vaccine Covid-19? Những điều nên và không nên sau khi tiêm

1. Chuẩn bị trước khi đi tiêm

Thứ nhất: Người đi tiêm chủng cần lựa chọn khẩu trang chất lượng cao và kín từ sống mũi tới cằm, nếu không có thì có thể đeo 2 lớp khẩu trang. Điều chỉnh gọng cao su trên khẩu trang để ôm sát 2 bên cánh mũi.

Thứ hai: Nâng cao khả năng phòng tránh lây nhiễm, bạn hãy mang theo mặt nạ chắn giọt bắn. Và nhớ rằng cần phải đeo từ lúc vào nơi tiêm chủng cho đến khi rời địa điểm về đến nhà để tránh nguy cơ tiếp xúc với giọt bắn trên mặt nạ. Khi về tẩy rửa bằng xà phòng, xịt cồn để đảm bảo mặt nạ loại bỏ hết nguy cơ lây nhiễm. 

Thứ ba: Chuẩn bị thông tin giấy tờ chứng minh được độ tuổi và công việc của mình, để chứng minh bạn đến lượt và quyền ưu tiên được tiêm vắc xin COVID. Khai báo các thông tin cá nhân trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử khi có yêu cầu của cơ quan chức năng.

Thứ tư: Bù đủ nước cho cơ thể: Nước không chỉ quan trọng đối với sức khỏe hằng ngày mà còn có thể kiểm soát hoặc thậm chí ngăn ngừa sự khó chịu do vắc xin COVID-19 gây ra.

2. Tại điểm tiêm chủng

- Mang theo nước rửa tay sát khuẩn bằng cồn 70 độ mỗi khi tiếp xúc với đồ vật dùng chung, tốt nhất không nên sờ mó đồ vật xung quanh nếu không cần thiết. 

Ngoài ra, bạn có thể bảo hộ thêm bằng găng tay hay bộ đồ cá nhân PPE khi tiêm chủng, tuy nhiên cần lưu ý cách thức mặc vào và cởi ra sao cho an toàn, nếu không tác dụng sẽ ngược lại khi đôi bàn tay tiếp xúc với virus trên bộ đồ. Sau khi dùng xong nên bỏ vào thùng rác y tế màu vàng, không được mang về nhà. 

-  Mang theo 1 cây bút riêng để tránh sử dụng chung với người khác, sau khi dùng sau phải rửa lại tay sạch sẽ. 

3. Khi chuẩn bị tiêm

- Giữ khoảng cách an toàn trên 2m với người xung quanh khi xếp hàng, không nói chuyện hay đùa giỡn tại khu vực tập trung đông người. Nếu không cần xếp hàng thì hãy tách ra một nơi riêng biệt không gia nhập vào 1 nhóm người. 

Ghi nhớ 10 nguyên tắc khi đi tiêm vắc xin để tránh bị lây Covid-19 ngoài cộng đồng - Ảnh 4.

Giữ khoảng cách an toàn trong quá trình đợi tiêm vắc xin Covid-19 (Ảnh: Internet)

- Không nên tiếp xúc trực tiếp với nhân viên y tế trong lúc tiêm chủng hay khai báo, khám sàng lọc. Bởi nhân viên y tế đã tiếp xúc với hàng trăm người trước đó và nguy cơ mang mầm bệnh khá cao. 

4. Sau khi tiêm xong

Sau khi được tiêm vắc-xin,mỗi người sẽ ngồi tại khu vực theo dõi sau tiêm 30 phút để nhân viên y tế theo dõi và phát hiện sớm phản ứng sau tiêm chủng.Nếu có bất cứ khó chịu gì trong người nên thông báo ngay với các bác sĩ. Sau 30 phút theo dõi, các nhân viên y tế sẽ thực hiện khám lại và tư vấn theo dõi sức khoẻ bản thân tại nhà, nơi làm việc ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng.

Khi về đến nhà việc đầu tiên là rửa tay bằng xà bông, xà phòng diệt khuẩn từ 1-2 phút. Xịt khuẩn giày dép trước khi mang vào nhà. 

Đồng thời thay hết quần áo đang mặc ra cho vào máy giặt hoặc ngâm xà phòng ngay, đồ bảo hộ, găng tay, khẩu trang có thể vứt lại trong thùng rác. Sau đó gội đầu tắm rửa cho sạch sẽ.

5. Lưu ý quan trọng sau khi tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19

Theo dõi sát sao cơ thể sau khi tiêm và trong 28 ngày kể từ thời điểm tiêm vắc xin.

Hạn chế tối đa uống rượu bia, sử dụng chất kích thích, tập thể dục nặng trong vòng 3 ngày. 

Các chuyên gia khuyến cáo tránh uống rượu bia để tối ưu hóa sức khỏe. Giữ sức khỏe tốt nhất giúp hệ thống miễn dịch của bạn ở trạng thái tốt nhất, giúp chống lại vi rút nếu bạn bị phơi nhiễm hoặc giúp tạo ra kháng thể chống lại vi rút khi bạn tiêm chủng.

Một số người sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 có thể xảy ra phản ứng buồn nôn, sốt mất nước. Để đề phòng tình huống này, cần chuẩn bị sẵn một số thực phẩm bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A, thực phẩm dễ tiêu hóa như: súp, rau, gạo lứt, cháo thịt băm , khoai tây nghiền … Tránh mang những thức phẩm khó tiêu như nước có gas, thịt và thức ăn chiên, thức ăn có đường như kẹo, bánh ngọt.

Thường xuyên đo thân nhiệt, nếu có các dấu hiệu nghiêm trọng hoặc bất thường sau khi tiêm vắc xin như sốt liên tục từ 38,5 độ C trở lên, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ theo dõi và xử lý kịp thời.


Tác giả: Minh Ngọc