Ghi nhớ ngay chế độ ăn uống sau nhồi máu cơ tim

Ghi nhớ ngay chế độ ăn uống sau nhồi máu cơ tim
Một chế độ ăn hợp lý kết hợp những bài tập bổ trợ có thể làm giảm, thậm chí đảo ngược một số yếu tố nguy cơ, giúp ngăn chặn mắc nhồi máu cơ tim cũng như tái phát bệnh. Bài viết dưới đây sẽ trình bày về chế độ ăn uống sau nhồi máu cơ tim

Để hồi phục lại cơ thể sau khi bị nhồi máu cơ tim sẽ cần một vài tháng, và chế độ ăn uống là một phần vô cùng quan trọng của quá trình hồi phục. Không ít nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn kiêng sau cơn đau tim sẽ giúp làm giảm lượng cholesterol xấu, hạ huyết áp và hạ đường huyết.

Bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục sau khi bị nhồi máu cơ tim cũng cần được chú trọng và cũng có những quy định riêng. Điều quan trọng là không nên vội vã phục hồi chức năng tim mà hãy làm theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng và các chuyên gia vật lý trị liệu. Tập luyện sau cơn đau tim phải được giám sát chặt chẽ nhằm phục hồi sức khỏe và giúp người bệnh trở lại hoạt động bình thường. Quá trình này là giai đoạn phục hồi tim mạch và cũng là quá trình tập trung vào việc làm giảm nguy cơ tái phát.

Ghi nhớ ngay chế độ ăn uống sau nhồi máu cơ tim - Ảnh 1.

Một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập phục hồi, chắc chắn bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim sẽ phục hồi nhanh chóng (Nguồn: internet).

1. Vậy sau cơn đau tim cần tránh ăn gì và nên ăn gì?

Một chế độ dinh dưỡng sau khi bị nhồi máu cơ tim là một trong những bước đầu tiên quan trọng để phục hồi sức khỏe tim mạch. Một số thực phẩm cần phải hạn chế nhưng cũng có một số thực phẩm có thể sử dụng.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa kỳ, những thực phẩm có thể sử dụng bao gồm: trái cây tươi và rau củ; các sản phẩm sữa ít béo; ngũ cốc nguyên hạt; thịt gia cầm bỏ da; các loại dầu như đậu nành, oliu, hướng dương; các loại đậu, nhất là hạt đậu nành; chocolate đen. Ngoài ra, phương pháp nấu ăn cũng vô cùng quan trọng. Đối với những người cần phục hồi sau khi bị nhồi máu cơ tim thì hấp và nướng là hai phương pháp hàng đầu.

Ghi nhớ ngay chế độ ăn uống sau nhồi máu cơ tim - Ảnh 2.

Những thực phẩm nên ăn sau khi bị nhồi máu cơ tim (Nguồn: internet).

Những thực phẩm nên tránh gồm thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa hoặc chất béo bão hòa; thực phẩm có hàm lượng đường hoặc muối cao; thực phẩm giàu cholesterol. Sau cơn đau tim, bệnh nhân cần tránh những thực phẩm nhiều chất béo bão hoà và chất béo chuyển hóa như thực phẩm chiên, đồ ăn nhanh, bánh nướng để giảm lượng chất béo trong máu, tránh tích tụ các mảng xơ vữa trong mạch máu.

Đồ ăn nhiều muối cũng cần tránh bởi muối có thể làm tăng huyết áp và gia tăng nguy cơ xuất hiện các cơn đau tim. Bên cạnh đó, cholesterol cũng cần phải tránh do nó là một yếu tố đóng góp cho bệnh tim. Những người bị nhồi máu cơ tim chỉ nên dung nạp dưới 300mg cholesterol mỗi ngày

Chế độ ăn uống kiểu Địa Trung Hải gồm nhiều trái cây tươi, rau quả, các loại hạt, cá và một ít thịt và sữa là chế độ ăn uống hoàn hảo dành cho những người bị nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, cũng cần có sự tư vấn thêm của các bác sĩ chuyên khoa.

2. Sau cơn đau tim cần tập luyện như thế nào?

Với mỗi bệnh nhân khác nhau thì có bài tập luyện khác nhau cũng như thời gian hồi phục cũng khác nhau. Thông thường, tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh trước khi bị đau tin và những hệ quả cơn đau tim để lại, các bác sĩ sẽ có những bài tập dành cho bệnh nhân. Nhưng hầu hết các bệnh nhân đều cần thực hiện một số bài tập phục hồi chức năng tim mạch.

Ghi nhớ ngay chế độ ăn uống sau nhồi máu cơ tim - Ảnh 3.

Chỉ có chế độ ăn thôi là chưa đủ, các bệnh nhân cần kết hợp luyện tập (Nguồn: internet).

Một số hướng dẫn cơ bản để phục hồi chức năng tim mạch như:

- Bắt đầu đi từ từ và tăng dần bước đi của bạn. Nếu thấy hụt hơi, hãy bước chậm lại.

- Hãy luôn nhớ rằng có giai đoạn thư giãn và giảm cường độ tập luyện vào cuối buổi tập bằng cách đi chậm lại.

- Hãy trao đổi với bác sĩ trước khi muốn tăng trọng lượng của cơ thể.

- Nếu thấy cơ thể có bất kỳ triệu chứng bất thường như thở dốc, đánh trống ngực,... thì hãy ngừng tập thể dục và liên hệ ngay với bác sĩ.

Việc thực hiện chương trình tập thể dục sau khi bị đau tim có thể khiến một số bệnh nhân bị căng thẳng và gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng. Vì vậy, các bệnh nhân nên đăng ký một chương trình phục hồi chứng năng ngoại trú để có một chương trình tập tốt nhất và đảm bảo về độ an toàn.

3. Phòng ngừa cơn đau tim

- Hạn chế để cơ thể bị stress do có thể làm tăng huyết áp. hãy tập hít thở sâu, thiền, và tập yoga.

- Ngủ đủ giấc, và cố gắng loại bỏ những ảnh hưởng của các thiết bị điện tử như TV, laptop, điện thoại thông minh,...

- Ngừng hoặc cai nghiện thuốc lá là yếu tố quan trọng giúp tim phục hồi nhanh hơn. Bởi vậy, nếu bạn hút thuốc hãy lên kế hoạch bỏ thuốc. Ngoài ra, cũng nên tránh hít khói thuốc thụ động.

- Kiểm soát huyết áp và cholesterol cũng vô cùng quan trong. Đôi khi chỉ một điều chỉnh nhỏ trong lối sống cũng có thể cải thiện về đề về huyết áp hoặc cholesterol. Nếu cần thiết, bạn cũng có thể đến bác sĩ để được kê thuốc giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol.

Tác giả: DNA