Ghi nhớ ngay 3 lưu ý khi bị zona thần kinh kẻo hối hận không kịp

Ghi nhớ ngay 3 lưu ý khi bị zona thần kinh kẻo hối hận không kịp
Với 3 lưu ý khi bị zona thần kinh này, người bệnh sẽ chủ động trong việc nhận biết và phòng tránh.

Bệnh zona, theo từ chuyên môn là Herpes zoster, là mẫn đỏ da gây ra do virút cùng loại vi-rút thuỷ đậu. Vi-rút gây bệnh này có tên là Varicella zoster. Sau khi bị bệnh thuỷ đậu, vi-rút sống trong dây thần kinh, nguyên nhân tại sao vẫn chưa có lời giải đáp.

Trong một số hoàn cảnh nào đó như xúc động, stress, suy giảm miễn dịch (AIDS, hoá trị liệu ) hay ung thư, vi rút sẽ hoạt động trở lại gây bệnh zona. Tuy nhiên, trong đa số các trường hợp, nguyên nhân hoạt động trở lại của virút vẫn chưa có căn cứ. Vi rút này gây ra bệnh thuỷ đậu và bệnh zona, không giống với virút gây mụn nước ở cơ quan sinh dục và ở miệng.

1. Bệnh zona khởi phát và tiến triển như thế nào?

Trước khi thấy được những mẫn đỏ, bệnh nhân có thể có cảm giác đau rát và nhạy cảm vùng da trước đó vài ngày đến 1 tuần. Bệnh zona khởi đầu là những mụn rộp (mụn nước) trên nền da màu đỏ, những mụn nước mới tiếp tục hình thành từ 3-5 ngày. Mụn nước này thường đi theo đường dây thần kinh của tuỷ sống.

Toàn bộ dây thần kinh liên quan có thể bị, hay những vùng khác không có liên quan đến phân bố dây thần kinh cũng có thể bị. Thường thì bệnh zona chỉ ăn theo một dây thần kinh, hiếm khi bị nhiều hơn một dây thần kinh.

Cuối cùng thì các mụn nước này vỡ ra và bắt đầu chảy nước, bề mặt bên trên khô đi và hoá sẹo. Quá trình này có thể kéo dài 3-4 tuần từ khi bắt đầu bị bệnh đến khi khỏi. Thỉnh thoảng, đau vẫn còn mặc dù không bao giờ nhìn thấy mụn nước, làm dễ lầm lẫn với nguyên nhân đau tại chỗ.

Ảnh 1.

Trước khi thấy được những mẫn đỏ, bệnh nhân có thể có cảm giác đau rát và nhạy cảm vùng da trước đó vài ngày đến 1 tuần (Ảnh: Internet)

2. Bệnh zona có lây không?

Bệnh zona có thể lây truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây không mắc bệnh thuỷ đậu. Thay vì bị zona, nhưng những người này lại mắc bệnh thuỷ đậu. Một khi những người này đã mắc bệnh thuỷ đậu thì họ sẽ không bị nhiễm zona từ người khác.

Tuy nhiên, một khi đã bị nhiễm zona, thì họ lại có khả năng bị zona sau này trong cuộc đời. Khi tất cả những mụn nước đã khô, thì không còn khả năng lây được nữa.

3. Lưu ý khi bị zona thần kinh

3.1. Không nên chủ quan với các dấu hiệu của bệnh

Mặc dù nhiều ý kiến cho rằng có thể điều trị zona thần kinh tại nhà, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan mà cần tìm đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để khám chữa bệnh, điều trị kịp thời để tránh những hậu quả khó lường

3.2. Các bước sử dụng thuốc khi bị zona thần kinh

Liệu pháp đầy đủ của bệnh zona thần kinh bao gồm: dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm; thuốc làm dịu da; thuốc chống nhiễm khuẩn và thuốc ức chế virut. Vì cơ thể chúng ta sốt và đau mỏi cơ khớp nên thuốc giảm đau, hạ sốt chống viêm non-steroid rất hiệu quả. 

Thuốc thông thường là paracetmol dạng sủi kết hợp với codein khá tốt trong bệnh này. Người bệnh sẽ cảm thấy đỡ đau, giảm sốt và xương khớp không còn nhức mỏi nữa. Nếu không đỡ, có thể người bệnh phải tham khảo ý kiến bác sĩ dùng thuốc giảm đau thần kinh.

Tiếp theo là thuốc làm dịu da. Nó không phải là thuốc phức tạp hay đắt tiền mà chỉ là hồ nước y tế. Cách dùng đơn giản: lắc đều trước khi dùng, dùng tăm bông thấm đẫm hồ rồi bôi nhẹ lên bề mặt da tổn thương. Ngày bôi 2 lần, bôi một lớp mỏng. 

Hồ nước có tác dụng làm mát da rất tốt, có thể ngay tức thì làm giảm cảm giác rát da. Hồ nước chỉ sử dụng trong 2 – 3 ngày đầu của bệnh. Sau đó, phải chuyển sang dùng dung dịch sát khuẩn. Thông dụng là xanh methylen, hoặc dung dịch khác như tím gentan, iốt hữu cơ. Dung dịch này được bôi nhẹ nhàng lên tổn thương có tác dụng chống nhiễm khuẩn cho các mụn nước. Như thế da sẽ không bị tổn thương sâu và không có nguy cơ để lại sẹo.

Thuốc cuối cùng có thể dùng là acyclovia. Đây là thuốc ức chế virut. Thuốc dùng trong bệnh này rất tốt. Nhưng chỉ được dùng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Trong một vài trường hợp, thuốc corticoid có thể có tác dụng phụ.

4. Chăm sóc da khi bị zona thần kinh

Khi bị zona thần kinh, da người bệnh sẽ rất yếu và có thể bị tổn thương bất cứ lúc nào, vì vậy cần có biện pháp giữ gìn vệ sinh đúng cách, không chà xát vào vùng da bị nổi mụn. Đồng thời cần tránh sử dụng các sản phẩm hóa chất như xà bông, sữa tắm,...

Ảnh 2.

Giữ gìn vệ sinh và tránh sử dụng hóa chất tại vùng da bị bệnh zona thần kinh

5. Làm gì khi bị đau dây thần kinh sau khi bị zona?

Đau dây thần kinh sau zona là đau khu trú ở vùng có liên quan đến bệnh zona, cơn đau này có thể kéo dài cả tháng. Biến chứng thường gặp nhất của bệnh zona là đau dây thần kinh sau bệnh zona Đau dây thần kinh sau zona thường kéo dài cả tháng, thậm chí ngay sau khi bệnh zona đã khỏi mà đau thì vẫn còn. 

Ở những người trên 50 tuổi, bị zona lần đầu, thường bệnh zona gây đau nhiều hơn, người bệnh dễ bị suy sụp hơn. Rõ ràng là điều trị zona bằng steroid và thuốc kháng vi-rút có thể rút ngắn thời gian và tai biến đau dây thần kinh sau zona. Tuy nhiên, chỉ giảm đi đôi chút.

Đau dây thần kinh sau zona có thể được điều trị bằng nhiều loại thuốc như: thuốc chống trầm cảm 3 vòng amitriptyline (Elavil), và các thuốc khác như thuốc chống động kinh gabapentin (Neurontin), carbamazipine (Tegretol), được dùng để giảm đau dây thần kinh do zona.

Cuối cùng, kem capsaicin (Zostrix), là một chất được chiết xuất từ trái ớt, có thể được dùng để thoa lên vùng da bị zona để làm giảm đau, sau khi các mụn nước đã khô. Châm cứu và kích thích điện thần kinh vùng da bị bệnh cũng giúp ích được cho vài bệnh nhân. Lidocain dạng dán da cũng có thể giúp giảm đau dây thần kinh do zona.

Việc chọn lựa thuốc nào là tốt nhất cho bạn, cần phải thảo luận với thầy thuốc của bạn.

Tác giả: Phương Thuận