Ghi lại ngay những cách phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh hiệu quả

Ghi lại ngay những cách phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh hiệu quả
Bệnh tim xuất hiện ngay khi vừa sinh ra được gọi là bệnh tim bẩm sinh. Bệnh này đang ngày càng gia tăng và trở thành mối đe dọa với các bậc phụ huynh. Vì vậy, mọi người cần có những hiểu biết đúng đắn để phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh hiệu quả.

Với sự phát triển của y học hiện đại, ngày nay, các bác sĩ đã có thể chẩn đoán phát hiện được bệnh tim sớm khi thai nhi mới khoảng 22 tuần tuổi. Bệnh tim bẩm sinh có thể chia thành hai nhóm gồm nhóm bệnh tim bẩm sinh đơn thuần và nhóm bệnh tim bẩm sinh phức tạp. Với sự gia tăng ngày càng nhiều các trường hợp mắc tim bẩm sinh ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần phải nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, cách nhận biết cũng như cách phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh.

Ảnh 1.

Bệnh tim bẩm sinh đang ngày càng gia tăng, nhất là ở trẻ em, phòng ngừa tim bẩm sinh là việc làm quan trọng. (Nguồn: internet).

1. Các loại bệnh tim bẩm sinh thường gặp

– Còn ống động mạch: Ông động mạch sẽ tồn tại trong suốt thời kỳ trẻ trong bụng mẹ và đóng lại trong vòng 2 tuần tới 1 tháng sau khi trẻ ra đời. Nếu sau thời gian trên, ống động mạch không đóng lại thì đó là dấu hiệu trẻ đã bị dị tật.

– Thông liên thất, thông liên nhĩ:  Tình trạng này tồn tại ở lỗ thông bất thường trên buồng tâm nhĩ hoặc tâm thất. Với những lỗ thông nhỏ thì có thể theo dõi nhưng với những lỗ thông có kích cỡ lớn thì cần can thiệp bằng phẫu thuật.

– Hẹp eo động mạch chủ:  Khi eo chủ động mạch bị hẹp bất thường có thấy gây cản trở tim bơ máu đi nuôi cơ thể. Vì vậy, để trẻ có thể hoạt động bình thường thì có thể sử dungh phương pháp phẫu thuật. 

– Van tim bất thường:  Ở một số trẻ, khi mới sinh ra đã bị hẹp van tim, hở van tim. Trong những trường hợp này cần tiến hành phẫu thuật kịp thời để trẻ có thể khỏe mạnh và phát triển bình thường.

– Tứ chứng Fallot: Đây là dị tất bất thường làm cho máu đi nuôi cơ thể là máu pha. Tùy vào từng trẻ mà có triệu chứng tím ở các mức độ khác nhau từ lúc mới sinh. 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh tim bẩm sinh

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tim bẩm sinh, trong đó những nguyên nhân phổ biến gồm:

- Yếu tố di truyền

- Thừa cân, béo phì

- Mắc tiểu đường

- Sốt virus, nhất là hội chứng Rubella

- Lạm dụng thuốc ngủ, thuốc điều trị lo âu, hen phế quản, co giật, trầm cảm, và các loại ma túy như cocain hay heroin, thuốc nhuộm tóc,...

- Tiếp xúc với tia X-quang trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

- Sử dụng nhiều rượu và thuốc lá

- Sử dụng các phương pháp dân gian, truyền miệng để phá thai

- Mang thai khi đã lớn tuổi

3. Làm thế nào nhận biết trẻ sơ sinh bị tim bẩm sinh?

Để nhận biết trẻ có bị tim bẩm sinh hay không, các bậc phụ huynh cần chú ý tới những đặc điểm như trẻ không khóc ngay sau khi sinh ra, da tím tái, khó thở, bị co rút lồng ngực, bị viêm phổi hoặc bị nhiễm trùng hô hấp lặp đi lặp lại.

Ảnh 2.

Trẻ sinh ra bị tím tái, khó thở, co rút lồng ngực,... là dấu hiệu trẻ đã bị bệnh tim bẩm sinh (Nguồn: internet).

Bú sữa mẹ cũng là một cách để kiểm tra trẻ có bị tim bẩm sinh không. Nếu trẻ không thể bú sữa mẹ trong 10 phút, phải nghỉ giữa chừng, và xuất hiện triệu chứng khó thở khi bú thì trẻ đó rất có thể bị tim yếu. Ngoài ra, nếu phát hiện trẻ có âm thanh rít ở tim cũng cần đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám.

4. Phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh như thế nào?

Để phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh có thể xảy ra ở trẻ, các bà mẹ cần ghi nhớ tất cả những điều nên tránh khi mang thai. Trong 3 tháng đầu, các bà mẹ không được phép uống rượu, hút thuốc lá hoặc dùng bất kỳ loại thuốc nào mà chưa có sự cho phép của bác sĩ. Sử dụng axit folic trước khi mang thai và sử dụng liên tục để phòng ngừa bệnh tim bẩm sinh ở trẻ sơ sinh.

Tác giả: DNA