Ghép tủy là gì?

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nội Tổng hợp
Ghép tủy là gì?
Hiện nay, ghép tủy được coi là phương pháp điều trị các bệnh lý ác tính về máu hiệu quả nhất, giúp tăng thời gian và chất lượng sống cho bệnh nhân. Tuy nhiên ghép tủy là ca phẫu thuật khá phức tạp, và tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vậy ghép tủy là gì?

1. Ghép tủy là gì?

Ghép tủy , hay còn gọi là ghép tế bào gốc, là quá trình thay thế các tế bào máu gốc bị bệnh bằng các tế bào gốc khỏe mạnh lấy từ chính bệnh nhân, hoặc từ người khác.

Tủy xương là cơ quan chứa tế bào gốc sản xuất ra các tế bào máu. Có một số loại bệnh khiến cho những tế bào gốc phát triển không bình thường, làm rối loạn quá trình sản xuất máu. Ghép tủy cho phép tủy xương của bệnh nhân tạo máu mới hiệu quả hơn, là phương pháp điều trị rất hiệu quả cho các bệnh về máu.

Ghép tủy thường được ứng dụng để chữa trị các bệnh như thiếu máu bất sản, ung thư máu, tổn thương tủy do hóa trị, giảm bạch cầu bẩm sinh, thiếu hồng cầu hình liềm, tan máu bẩm sinh,....

2. Phân loại phương pháp ghép tủy

Có 2 phương pháp ghép tủy là ghép tủy tự thân, và ghép tủy đồng loài:

2.1. Ghép tủy tự thân

- Là phương pháp dùng chính tế bào gốc của bệnh nhân thay thế cho những tế bào gốc bị lỗi. 

- Đầu tiên, các bác sĩ sẽ thu thập tế bào gốc, xử lý và bảo quản âm sâu trước khi đưa ra sử dụng. 

- Trước khi tiến hành truyền tế bào gốc, bệnh nhân cần phải trải qua quá trình điều trị điều kiện hóa nhằm giúp cơ thể có đủ điều kiện để nhận tế bào gốc mới. Điều trị điều kiện hóa thường là hóa trị, có thể kết hợp cùng xạ trị hoặc không.

- Các tế bào gốc sẽ được "rã đông" và truyền vào cơ thể bệnh nhân qua 1 ống truyền tĩnh mạch.

2.2. Ghép tủy đồng loài

- Ghép tủy đồng loài hay còn được gọi là dị ghép, là phương pháp cấy tế bào gốc cho bệnh nhân từ tế bào gốc của người khác.

- Vấn đề khó khăn nhất của ghép tủy đồng loài là tìm được người hiến tủy phù hợp. Thông thường, người hiến là anh chị em và người thân trong gia đình. Nếu trong gia đình không có người hiến tủy phù hợp, bác sĩ sẽ giúp bạn tìm kiếm tại bệnh viện hoặc các nhóm cộng đồng.

- Các bác sĩ sẽ thu thập tế bào gốc từ người hiến và xử lý, bảo quản chúng. Cùng lúc đó, bệnh nhân sẽ được tiến hành điều trị điều kiện hóa để có đủ khả năng nhận tế bào gốc mới. Bệnh nhân sẽ nghỉ ngơi vài ngày trước khi được truyền các tế bào gốc thông qua đường tĩnh mạch.

3. Biến chứng của ghép tủy

Ghép tủy là một ca phẫu thuật khó, phức tạp, phải trải qua nhiều bước, có nhiều biến chứng.

3.1. Biến chứng thường gặp

-  Tụt huyết áp.

- Đau đầu.

- Buồn nôn và nôn.

- Tiêu chảy.

- Đau đớn.

- Khó thở.

- Ớn lạnh.

- Sốt.

3.2. Biến chứng nghiêm trọng

- Bệnh ghép chống lại vật chủ (GVHD): đây là tình trạng tế bào của người hiến tặng tấn công cơ thể bệnh nhân.

- Thất bại ghép: xảy ra khi các tế bào được cấy ghép không bắt đầu sản xuất các tế bào mới theo kế hoạch.

- Xuất huyết: Chảy máu ở phổi, não và các bộ phận khác của cơ thể .

- Đục thủy tinh thể, được đặc trưng bởi sự bám dính tròng mắt.

- Tổn thương các cơ quan quan trọng.

- Mãn kinh sớm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các tuyến sinh dục.

- Thiếu máu: xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ hồng cầu.

- Nhiễm trùng, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm trùng.

- Viêm niêm mạc: là tình trạng viêm và đau ở miệng, cổ họng và dạ dày.

Các biến chứng của ghép tủy thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tuổi, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân, căn bệnh mà bệnh nhân đang điều trị, loại ghép tủy được chỉ định,.... Qua thăm khám và đánh giá, bác sĩ có thể dự phòng được những biến chứng có thể xảy ra. Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt dặn dò của bác sĩ để giảm thiểu nguy cơ biến chứng, cũng như giúp cho các triệu chứng tiến triển dễ chịu hơn.

Tác giả: Mai Nhung