Ngoại hình và trí tuệ của trẻ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, cha mẹ luôn mong muốn con chào đời không những khoẻ mạnh mà còn phải thông minh, nhanh nhẹn, xinh đẹp. Dưới đây là các yếu tố quyết định trí thông minh và ngoại hình ở trẻ:
Đây là chỉ số phản ánh sự thông minh của não bộ trẻ. Bên cạnh yếu tố di truyền, các tác động của môi trường sống cũng ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ.
Di truyền và môi trường sống ảnh hưởng là yếu tố quyết định trí thông minh ở trẻ (Ảnh: Internet)
Chỉ số thông minh của trẻ chịu ảnh hưởng từ gen di truyền X (chủ yếu là từ mẹ). Ngoài ra, các yếu tố của môi trường sống bao gồm chế độ dinh dưỡng, điều kiện và hoàn cảnh sống,... Tuy nhiên khi lớn lên, sự ảnh hưởng của môi trường sống giảm dần khi trẻ lớn lên.
Ngoài các tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu sống, các đặc điểm về ngoại hình dưới đây chịu ảnh hưởng từ yếu tố di truyền:
- Màu da: Màu da của trẻ do ít nhất 2 cặp gen trở lên quyết định, tác động của gen quy định màu da khác nhau đối với thế hệ sau là như nhau mà không bị ảnh hưởng bởi yếu tố gen trội hay gen lặn.
Màu da của trẻ có thể được thừa hưởng từ bố và mẹ, hoặc một trong hai. Ảnh: Internet
Màu da của trẻ có thể được thừa hưởng từ bố và mẹ, hoặc một trong hai. Thông thường khi bố mẹ có cùng màu da, trẻ sẽ được sinh ra với màu da tương tự. Nếu cha hoặc mẹ có màu da sẫm hơn, trẻ thường có màu da trung bình, trừ các trường hợp đặc biêt.
- Mắt, lông mi: Hình dáng, màu sắc mắt của trẻ thường được thừa hưởng từ bố hoặc mẹ. Về màu sắc của mắt, màu đậm thường là gen trội so với màu nhạt là gen lặn. Lông mi cũng là bộ phận được thừa hưởng từ bố hoặc mẹ.
Màu mắt có tính di truyền (Ảnh: Internet)
- Mũi: Hình dáng mũi được di truyền mạnh mẽ từ bố, mẹ hoặc những người có cùng huyết thống như ông, bà,...
- Một số bệnh như béo phì, hói đầu:
Khi bố hoặc mẹ mắc bệnh béo phì, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc béo phì lên tới 40%. Trẻ có thể thừa hưởng gene từ mẹ làm tăng nguy cơ bị béo phì. Một khả năng khác có thể xảy ra là mẹ béo phì có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Một phụ nữ béo phì cũng có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì ở con vì nguồn thực phẩm và các hoạt động vật chất mà người mẹ cung cấp cho con.
Béo phì, hói đầu là bệnh mang tính di truyền (Ảnh: Internet)
Hói đầu cũng là bệnh có tính di truyền, không chỉ từ bố mẹ mà còn cả ông ngoại,... Nguyên nhân là bởi hói đầu có liên quan tới các nhiễm sắc thể giới tính nam. Do đó, nếu trẻ có bố bị hói đầu thì nguy cơ trẻ mắc lên tới gần 100%.
Như vậy, yếu tố di truyền là yếu tố quyết định trí thông minh ở trẻ quan trọng nhất, tuy nhiên điều này còn chịu ảnh hưởng bởi môi trường sống rất nhiều. Vì vậy, việc cải thiện môi trường sống là cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ.
Theo Tạp chí Sống khoẻ