Gặp những dấu hiệu này, cẩn thận với nguy cơ đột quỵ im lặng

Tham vấn chuyên môn: - Khoa Nhi - Trung tâm Tim mạch Bệnh viện E
Gặp những dấu hiệu này, cẩn thận với nguy cơ đột quỵ im lặng
Đột quỵ im lặng tuy không có nhiều biểu hiện bên ngoài, tuy nhiên lại có những tác hại lâu dài đến hệ thần kinh và sức khỏe của người bệnh.

Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, mỗi năm, khoảng 800.000 người ở Hoa Kỳ bị đột quỵ và khoảng 140.000 người trong số đó tử vong. Hầu hết các trường hợp tử vong này là do cơn đột quỵ với những triệu chứng rõ ràng.

Trong khi đó, có rất nhiều trường hợp khác nhỏ - rất nhỏ những cơn đột quỵ mà các triệu chứng của chúng có thể không biểu hiện ra ngoài, người bệnh vượt qua cơn đột quỵ mà không hề biết hay chú ý tới về nó. Những cơn đột quỵ này thường được gọi là đột quỵ im lặng  hoặc đột quỵ nhẹ.

Tác động ban đầu của đột quỵ im lặng có thể tương đối nhỏ và ít khi được chú ý đến, tuy nhiên các chấn thương ở não lặp đi lặp lại theo thời gian có thể dẫn đến suy giảm nhận thức đáng kể hoặc thậm chí tử vong. Học cách nhận biết các biểu hiện của đột quỵ hay đột quỵ im lặng phổ biến là một trong những cách tốt nhất để đảm bảo bệnh nhận nhận được sự hỗ trợ y tế ngay lập tức. 

Thật không may, trong khi các bệnh về tim và các triệu chứng đau tim như đau ngực và đau cánh tay thường được biết đến, nhiều người không hề hay biết hoặc cảnh giác với các biểu hiện đột quỵ phổ biến nhất.

1. Biểu hiện của đột quỵ im lặng nói riêng và đột quỵ nói chung

Các biểu hiện phổ biến nhất của đột quỵ im lặng và đột quỵ bao gồm:

- Chóng mặt,

- Nhức đầu.

- Gặp vấn đề về trí nhớ hoặc các vấn đề về nhận thức (suy nghĩ) khác,

- Cảm thấy yếu đi ở một chi (bao gồm mất khả năng cầm, nắm),

- Thị lực yếu đi, mắt mờ,

- Run rẩy,

- Gặp vấn đề trong khả năng cân bằng

- Gặp vấn đề với khả năng phối hợp các bộ phận chuyển động trên cơ thể,

- Mệt mỏi vô cùng,

- Gặp vấn đề với lời nói, khả năng nói

Méo, liệt mặt là một triệu chứng đột quỵ phổ biến khác, nhưng nó thường không liên quan đến đột quỵ thầm lặng. Các biểu hiện của đột quỵ im lặng thường tinh tế hơn và khó phát hiện hơn.

Bệnh nhân bị đột quỵ im lặng sẽ dẫn tới khả năng bị đột quỵ nặng. Các biểu hiện, triệu chứng liên quan đến đột quỵ im lặng có thể rất khó phát hiện, chính vì vậy điều quan trọng là phải gặp bác sĩ nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này - ngay cả khi chúng có vẻ rất nhỏ và không đáng quan ngại. 

Việc được chẩn đoán sớm, đánh giá và kiểm tra càng sớm càng tốt, kiểm tra tim mạch và huyết áp thường xuyên có thể giúp bác sĩ xác định các yếu tố nguy cơ để bệnh nhân có thể thực hiện hành động phòng ngừa đột quỵ ngay lập tức.

2. Mối liên quan giữa bệnh đột quỵ, đột quỵ im lặng và bệnh tim

Nếu bệnh nhân đã bị bệnh tim, rất có thể bệnh nhân đã có nguy cơ bị đột quỵ im lặng hay đột quỵ nặng. Đó là vì cả hai vấn đề về tim và đột quỵ thường do các vấn đề về mạch máu gây ra. Trên thực tế, một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh tim như xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch - cũng là một nguyên nhân phổ biến của đột quỵ.

Nếu bệnh nhân có mắc các bệnh về tim mạch, hãy chắc chắn bệnh nhân hoặc người nhà có thảo luận về nguy cơ đột quỵ với bác sĩ, cũng như các bước có thể thực hiện để giảm rủi ro cho cả bệnh tim mạch và độ quỵ. 

Đặc biệt với người 40 tuổi trở lên hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim và đột quỵ, hãy lên lịch để khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra tim mạch và huyết áp thường xuyên để phòng ngừa đột quỵ có thể xảy ra.


Tác giả: LPA