Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Không chỉ người lớn mà trẻ em bị gan nhiễm mỡ cũng là một vấn đề đáng lo ngại hiện nay. Dưới đây là những thông tin cần biết về gan nhiễm mỡ ở trẻ em mà các bậc cha mẹ cần biết.

1. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hiện nay, gan nhiễm mỡ ở trẻ em ngày càng phổ biến. Vì vậy mà rất nhiều phụ huynh thắc mắc không biết gan nhiễm mỡ ở trẻ em có nguy hiểm không?

Trả lời cho câu hỏi trên,các bác sĩ chuyên khoa cho biết: Gan nhiễm mỡ ở trẻ em là bệnh nguy hiểm cần được lưu tâm. Vì gan đảm nhận nhiều chức năng vô cùng quan trọng của cơ thể, khi gan bị tổn thương thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các bộ phận khác.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em nếu không kịp thời phát hiện và điều trị sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển của bé. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em thường khó phát hiện vì triệu chứng bệnh không rõ ràng nên thường cha mẹ chỉ phát hiện sau khi cho con kiểm tra sức khỏe.

2. Nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em cũng giống như đối với người lớn, trọng lượng mỡ chiếm lớn hơn 5% tổng trọng lượng gan. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến gan nhiễm mỡ ở trẻ em:

- Thừa cân, béo phì

Đây là nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị mắc gan nhiễm mỡ. Trẻ em trong quá trình phát triển sẽ trải qua giai đoạn quan trọng trong sự phát triển mỡ. Nếu không có chế độ sinh hoạt và ăn uống thích hợp thì dễ gây tình trạng thừa cân, béo phì. Từ đó sinh ra bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em.

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết - Ảnh 2.

Béo phì làm tăng nguy cơ mắc gan nhiễm mỡ ở trẻ - Ảnh Internet

- Bệnh lý mãn tính

Trẻ bị một số bệnh như: nhiễm trùng máu, lao phổi, viêm xương tủy, tiêu chảy mạn tính, thiếu máu nghiêm trọng, tiểu đường, bệnh về chuyển hóa... dẫn đến tình trạng chán ăn, biếng ăn, sút cân đột ngột, chuyển hóa chất bất thường khiến nhu cầu năng lượng của cơ thể không được đảm bảo...

Điều này làm cho mỡ có trong cơ thể phải tự phân giải thành acid béo và di chuyển đến gan. Tuy nhiên, gan lại không thể chuyển hóa acid béo thành năng lượng toàn bộ được nên phần dư thừa đọng lại, hình thành mỡ.

- Ngộ độc thuốc

Trẻ được sử dụng một số loại thuốc để điều trị bệnh như như: carbon tetreclorid, phosphor, tetraclin,… cũng có thể khiến mỡ đọng trong tế bào gan, dẫn đến gan nhiễm mỡ ở trẻ em.

- Thực phẩm

Các loại thực phẩm nhiều đường, chứa chất bảo quản cũng dễ gân bệnh gan nhiễm mỡ. Đây cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến gan nhiễm mỡ ở trẻ em mà cha mẹ cần biết.

3. Triệu chứng gan nhiễm mỡ ở trẻ em

Thông thường, gan nhiễm mỡ ở trẻ em tương đối khó phát hiện và dễ nhầm lẫn. Tuy nhiên, một số triệu chứng gan nhiễm mỡ ở trẻ cảnh báo cha mẹ cần chú ý như sau:

- Cân nặng vượt quá 20% tiêu chuẩn (nguy cơ béo phì sinh ra gan nhiễm mỡ).

- Khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng, sút cân,...

4. Gan nhiễm mỡ ở trẻ em và những điều phụ huynh cần làm

- Cho con đi khám sức khỏe định kỳ

Gan nhiễm mỡ ở trẻ em có nguy hiểm không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết - Ảnh 4.

Cần cho trẻ đi khám định kỳ để phát hiện và điều trị bệnh sớm - Ảnh Internet

Thực tế, gan nhiễm mỡ ở trẻ em thường khó nhận biết bởi các dấu hiệu cảnh báo nên cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh. Từ đó có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.

- Cân bằng chế độ ăn uống cho trẻ

Khi phát hiện bệnh gan nhiễm mỡ ở trẻ em, bác sĩ sẽ tư vấn cho phụ huynh cách điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày khoa học và hợp lý.

Theo đó, cần bổ sung rau xanh và hoa quả cho trẻ hàng ngày. Trong rau xanh và hoa quả tươi có nhiều vitamin, khoáng chất vừa tăng sức đề kháng vừa phục hồi tổn thương cho gan. Ngoài ra, trẻ cũng cần hạn chế mỡ động vật, đồ ăn nhiều dầu mỡ, các loại nội tạng, bánh kẹo,... vì chúng đều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và tạo điều kiện cho mỡ tích tụ ở gan nhiều hơn.

- Hình thành thói quen chơi thể thao

Luyện tập các môn thể thao sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng thừa cân, béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ.



Tác giả: Trà Mi