Gan nhiễm mỡ khi mang thai tăng tỷ lệ biến chứng thai kỳ đến 47%, làm thế nào để phòng tránh?

Gan nhiễm mỡ khi mang thai tăng tỷ lệ biến chứng thai kỳ đến 47%, làm thế nào để phòng tránh?
Gan nhiễm mỡ là một bệnh hay gặp tại mọi lứa tuổi, đặc biệt tại phụ nữ đang mang thai. Gan nhiễm mỡ khi mang thai có thể tăng tỷ lệ biến chứng lên đến 47%, ngay cả đối với những mẹ bầu không thuộc dạng thừa cân cũng có nguy cơ mắc phải căn bệnh này.

Chức năng của gan bao gồm lọc độc tố trong cơ thể và chuyển hóa chất tinh bột, axit béo thành năng lượng nuôi cơ thể. Gan nhiễm mỡ thường xuất hiện tại bà bầu mang thai từ 32-38 tuần và chủ yếu tại những thai phụ trẻ tuổi, lần đầu mang thai hoặc sản phụ thiếu cân (BMI dưới 20).

1. Vì sao phụ nữ mang thai dễ bị gan nhiễm mỡ? 

Đây là một chứng rối loạn hiếm gặp khi hàm lượng mỡ trong tế bào gan lên cao bất thường. Bệnh có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ, đặc biệt là 5 tháng cuối trước khi sinh. 

Tỷ lệ mắc bệnh gan nhiễm mỡ cấp từ 1/7.000-11.000 trường hợp. Tỷ lệ tử vong do gan nhiễm mỡ rất cao, ở mẹ khoảng 18% do nhiều biến chứng và ở thai khoảng 47%. 

Nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ do mang thai chủ yếu thường do bà bầu ít vận động do phải cẩn thận trong việc đi lại. Điều này vô tình tạo điều kiện cho mỡ tích tụ trong máu và các bộ phận khác như đùi, bụng, lưng… 

Ngoài ra, khẩu phần ăn thiếu đạm nhưng lại tiêu thụ nhiều dầu mỡ, đường ngọt hoặc đang mắc các bệnh viêm gan B,C cũng là nguyên nhân gây ra gan nhiễm mỡ. 

Một số phụ nữ khi mang thai do quá căng thẳng, mệt mỏi do thay đổi nội tiết tố của cơ thể hay lo lắng vì cuộc sống cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh máu nhiễm mỡ do rối loạn chuyển hóa chất béo trong cơ thể. 

Đối với phụ nữ mang thai bị gan nhiễm mỡ rất dễ gây nhầm lẫn với giai đoạn thai nghén. Những triệu chứng bên ngoài như mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn có đi kèm với tiền sản giật, một số trường hợp còn gây vàng da. 

2. Cách phòng tránh gan nhiễm mỡ khi mang thai

Người bị gan nhiễm mỡ cần quan tâm đến chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để đảm bảo đẩy lùi căn bệnh một cách nhanh nhất:

- Tăng cường bổ sung rau củ quả

Rau xanh chứa lượng lớn chất xơ, vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe, đồng thời hạn chế hấp thụ cholesterol đường ruột, ngăn ngừa máu nhiễm mỡ. Các loại rau xanh là thực phẩm làm từ đậu, mộc nhĩ, hành tây, nấm hương,… chứa ít cholesterol rất tốt cho thai phụ.

Mối nguy gan nhiễm mỡ khi mang thai, làm sao để phòng tránh - Ảnh 2.

Gan nhiễm mỡ khi mang thai tăng tỷ lệ biến chứng đến 47% - Ảnh: Internet

Đọc thêm: 

- TS.BS Từ Ngữ: Những người bị bệnh tiểu đường, gan nhiễm mỡ và những ai cần tĩnh tâm nên chọn chế độ ăn chay    

Không uống rượu bia, vì sao vẫn mắc bệnh gan nhiễm mỡ?

- Ăn vừa đủ đạm, hạn chế hấp thu vào bữa tối

Thai phụ bị máu nhiễm mỡ chủ yếu do ăn quá nhiều đạm và chất béo trong khi vận động ít. Vì thế nên cân bằng dinh dưỡng, hạn chế ăn nhiều chất đạm, chất béo vào bữa tối, tránh cholesterol tích tụ trên động mạch gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

- Ăn nhiều cá

Các món ăn chế biến từ cá cung cấp lượng omega 3 lớn, hỗ trợ hoạt động của tim mạch, giúp thai nhi phát triển trí não và thị giác. Cá cũng cung cấp lượng chất béo tốt không làm tăng nguy cơ máu nhiễm mỡ trong thai kỳ. 

- Dùng chất béo tốt

Thay vì dùng mỡ động vật, dầu động vật, thai phụ nên thay thế sử dụng các loại dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu oliu,… chứa chất béo tốt và làm giảm cholesterol trong máu.

3. Bổ sung thịt và rau củ quả như thế nào?

Một số chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E đã được chứng minh có tác dụng bảo vệ gan, thanh lọc giải nhiệt, thường có trong các loại ngũ cốc, rau xanh giàu chất xơ, cam quít… Cộng thêm một số loại thực phẩm giúp chức năng gan nhanh phục hồi như cà rốt, cần tây, chuối, chanh… Rong biển và nấm cũng rất phù hợp với thai phụ mắc gan nhiễm mỡ. 

- Với các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt trâu, thịt cừu,… chỉ ăn tối đa 255g mỗi tuần, xen kẽ các bữa ăn sử dụng thịt nạc hoặc thịt da cầm đã bỏ da.

- Đối với sữa cho bà bầu nên lưu ý chọn loại có hàm lượng chất béo từ 1 - 2 %, dầu nấu ăn nên chọn loại dầu đậu nành, dầu hướng dương hoặc dầu ô liu.

Gan nhiễm mỡ khi mang thai tăng tỷ lệ biến chứng thai kỳ đến 47%, làm thế nào để phòng tránh?  - Ảnh 3.

Gan nhiễm mỡ khi mang thai gây nguy hiểm cho mẹ và bé - Ảnh: Internet

4. Điều trị gan nhiễm mỡ khi mang thai

Gan nhiễm mỡ khi mang thai cũng được chia ra thành 3 cấp độ: gan nhiễm mỡ độ I, gan nhiễm mỡ độ II và gan nhiễm mỡ độ III.

Khi mắc bệnh, nhiều người có xu hướng mua thuốc để điều trị, nhưng đối với thai phụ cần đặc biệt cẩn thận vì những thành phần có trong thuốc có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi như: thai chậm phát triển, dị tật thai nhi, thậm chí phải dừng thai kỳ. Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị gan nhiễm mỡ cần có chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ biến chứng. 

Đổi lại, thai phụ cần duy trì sức khỏe của mình thật tốt, thường xuyên khám sức khỏe thai kỳ định kỳ. Tình trạng gan nhiễm mỡ sẽ cải thiện sau từ 1 tuần đến vài tháng sau sinh. Một điều cần đặc biệt lưu ý là bệnh có thể tái phát ở lần mang thai tiếp theo. 

Nên cân bằng cuộc sống của bản thân, giảm tải công việc. Đã có nhiều khuyến cáo rằng, nóng giận là tác nhân chủ yếu gây tổn hại đến gan. Khi ta nóng giận rất dễ khiến cho khí gan bị dồn nén không thông, lâu ngày thành bệnh.

Nếu gan nhiễm mỡ tại thai phụ đã quá nặng và gây nguy hiểm tới em bé thì cần can thiệp bằng một số phương pháp như: 

- Truyền huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu.

- Truyền insulin để điều trị dự phòng hạ đường huyết.

- Thông khí nhân tạo.

- Lọc máu.

Tác giả: Minh Ngọc