Duy trì thói quen này để có một trái tim khỏe mạnh

Duy trì thói quen này để có một trái tim khỏe mạnh
Để có một trái tim khỏe mạnh cần duy trì đều đặn các bài tập thể dục phù hợp với thể trạng cùng chế độ ăn uống hợp lý

Bác sĩ chuyên ngành Nội tim mạch của bệnh viện Georges Pompidou (Paris, Pháp) - Giáo sư Pierre Weinmann đã đưa ra 10 thói quen mà mọi người cần duy trì để có một trái tim khỏe mạnh.

1. Chọn những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp

Chỉ số đường huyết thức ăn (có tên khoa học là indice glycémique-IG) là chỉ số có liên quan đến những bệnh lý về tim mạch. Chỉ số này là tiêu chuẩn để phân loại thực phẩm dựa vào lượng carbohydrate.

Theo Giáo Sư Pierre Weinmann cho biết thì những thức ăn có chỉ số IG cao rất không tốt đối với sức khỏe. IG cao gây ra các vấn đề liên quan đến chuyển hóa như các hội chứng tăng cân, choresterol tăng, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường,.. và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tim mạch.

Duy trì sử dụng gạo lứt là thực phẩm có đường huyết thấp (Ảnh: Internet)

Bạn cần phải hạn chế sử dụng những thực phẩm có chứa IG cao như bánh ngọt, bánh mỳ trắng, nước giải khát như soda, khoai tây, kẹo, nước ép trái cây,... và nên ưu tiên chọn lựa sử dụng nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp ví dụ như ngũ cốc nguyên hạt: các loại đậu, gạo nâu, gạo lứt,… 

2. Uống 3 cốc cafe hoặc trà mỗi ngày

Theo GS Pierre Weinmann trong trà và cà phê có chứa những chất chống oxy hóa rất tốt cho tim mạch. Với trà thì bạn có thể dùng 3 cốc mỗi ngày và cafe thì nhiều hơn, khoảng từ 3 - 5 cốc mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường,...

3. Giảm thịt trong khẩu phần ăn

Thịt, đặc biệt là thịt đỏ luôn được khuyến cáo là không tốt cho sức khỏe. Các dạng chế phẩm khác của thịt như thịt mleen men, thịt hun khói hay thịt muối lại đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư liên quan đến đường tiêu hóa và các bệnh mạch vành hay đái tháo đường,...

Hạn chế sử dụng thịt đỏ để có một trái tim khỏe mạnh (Ảnh: Internet)

4. Tránh sử dụng mỡ động vật

Theo GS Weinmann thì không cần thiết phải giảm thiểu lượng chất béo có trong khẩu phần ăn hàng ngày. Vì điều này không những không làm giảm khả năng mắc những bệnh về tim mạch mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến trọng lượng cơ thể.

Mà điều quan trọng khi nấu nướng đó là phân biệt được lipid nào có hại và lipid nào có lợi. Cụ thể:

+ Lipid có hại là những dạng chất béo động vật:  thịt mỡ, bơ, kem, xúc xích, pho mát nhiều chất béo, ...

+ Lipid có lợi là những loại hạt giàu a-xít béo bão hòa ví dụ như hạt điều, hạnh nhân, hạt bí, mè, chất béo có nguồn gốc thực vật, đậu phụng,...

5. Dùng dầu thực vật, đặc biệt là dầu oliu thay thế cho mỡ động vật

Dầu thực vật có tác dụng giảm thiểu choresterol trong máu.

Trong một nghiên cứu của GS Weinmann trên 7.447 bệnh nhân có chế độ ăn Địa Trung Hải, họ thường dùng dầu oliu nguyên chất với liều lượng khoảng 1 lít mỗi tuần. Và kết quả đã cho thấy nhóm người này đã giảm thiểu được 35% nguy cơ bị bệnh tim mạch so với nhóm người khác có chế độ ăn kiêng bình thường.

6. Học cách giảm thiểu stress

Stress kích hoạt hệ thống thần kinh giao cảm làm tăng lượng máu đến các cơ quan trọng yếu của cơ thể, tăng huyết áp, tăng hoạt động tim.

7. Hoạt động rèn luyện thể chất

Các hoạt động thể chất sẽ giúp giảm bớt đi yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm đi nguy cơ tử vong. Những nghiên cứu khác nhau đều cho thấy nếu như rèn luyện thể chất đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tăng cholesterol tốt (HDL-cholestérol ), điều hòa huyết áp, giảm nhịp tim,…

Nên duy trì thói quen rèn luyện thể dục thể thao đều đặn (Ảnh: Internet)

Trên thực tế, các chuyên gia khuyên rằng bạn có thể tham gia những dạng hoạt động thể chất khác nhau tùy vào thể trạng nhưng cần thiết là phải đều đặn, ít nhất 2 lần mỗi tuần.

8. Ăn nhiều cá dạng “béo”

Cá béo chứa rất nhiều dưỡng chất omega 3, axit eicosapentaénoïque (EPA) và a-xít béo đặc biệt axit docosahexaénoïque (DHA). Đây là các axit rất có lợi cho tim mạch. Trong đó riêng DHA và EPA có tác dụng làm giảm đi lượng triglyceride máu - nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.

EPA và DHA là hai chất được tìm thấy có nhiều trong cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá thu,… Một nghiên cứu khác cho thấy, nếu như duy trì đều ăn hai bữa cá mỗi tuần sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

9. Nấu ăn ở nhà

Nấu ăn ở nhà giúp bạn kiểm soát được thực phẩm cũng như vệ sinh trong chế biến, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

10. Bổ sung thêm trái cây

Ăn nhiều trái cây sấy khô (hạt dẻ, hạnh nhân,…), trái cây tươi sẽ làm giảm xuống nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 40%. Với nước ép hoa quả thì bạn không nên uống nhiều do sau ép chúng đã bị mất đi một phần chất xơ và thêm vào đó là lúc này nước ép có chỉ số đường huyết cao.

Trên đây là 10 lời khuyên giúp bạn duy trì một trái tim khỏe mạnh. Nhìn chung thì sức khỏe được duy trì tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào thói quen sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.


Tác giả: KP