Đường kính lưỡng đỉnh là gì? Những thông tin về đường kính lưỡng đỉnh mà bà bầu cần biết

Đường kính lưỡng đỉnh là gì? Những thông tin về đường kính lưỡng đỉnh mà bà bầu cần biết
Đường kính lưỡng đỉnh thai nhi (BPD) là một trong những chỉ số quan trọng mà mẹ bầu cần quan tâm sau mỗi lần khám định kỳ.

Ngoài cân nặng, chỉ số nước ối, chiều dài của thai nhi thì đường kính lưỡng đỉnh cũng là một chỉ số mà hầu hết thai phụ chú ý. Vậy đường kính lưỡng đỉnh là gì và đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi được đo bằng cách nào? Hãy cùng tham khảo trong bài viết dưới đây:

1. Đường kính lưỡng đỉnh là gì?

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là một trong nhiều phép đo được thực hiện trong quá trình siêu âm trong thai kỳ. Đây là phép đo đường kính hộp sọ của thai nhi đang phát triển, từ xương đỉnh này sang xương thành kia. Đường kính lưỡng đỉnh được sử dụng để ước tính cân nặng và tuổi thai của thai nhi.

Đường kính lưỡng đỉnh được đo ở mặt cắt tính từ trán ra sau gáy của thai nhi. Chỉ số này có thể hiểu chính là đường kính của đầu thai nhi. Và đường kính lưỡng đỉnh không phải là số đo chu vi đầu em bé.

Trong thai kỳ, chỉ số đường kính lưỡng đỉnh được dùng để xác định tuổi thai và sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Do đó, chỉ số này vô cùng quan trọng.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều bà bầu cần quan tâm  - Ảnh 1.

Đường kính lưỡng đỉnh (BPD) là một trong nhiều phép đo được thực hiện trong quá trình siêu âm - Ảnh: gynaecologia

Đọc thêm: Tìm hiểu cân nặng thai nhi chuẩn dành cho các mẹ bầu.

2. Đường kính lưỡng đỉnh được đo bằng cách nào và khi nào?

Đo đường kính lưỡng đỉnh được thực hiện khi siêu âm trong các lần khám định kỳ. Trong suốt thai kỳ, hầu hết thai phụ đều có ít nhất 3 lần siêu âm, thường là từ đầu thai kỳ đến các mốc thời gian quan trọng. Những người có các chỉ số bất thường trong thai kỳ có thể được chỉ định siêu âm nhiều hơn.

Phép đo BPD sẽ chính xác khi được thực hiện cùng với ba phép đo khác:

- Chu vi đầu

- Chu vi vòng bụng

- Chiều dài xương đùi (xương đùi là xương dài nhất trong cơ thể)

Ba phép đo đó được thực hiện cùng nhau, giúp ước tính trọng lượng của thai nhi và tuổi thai. Phép đo đường kính lưỡng đỉnh cũng cho bác sĩ biết được bộ não của em bé đang phát triển đang phát triển như thế nào.

Số đo đường kính lưỡng đỉnh sẽ tăng từ khoảng 2,4 cm khi thai nhi được 13 tuần lên khoảng 9,5 cm khi thai nhi đủ tháng. Và phép đo đường kính lưỡng đỉnh cũng thường bắt đầu từ tuần thứ 13 trở đi đến hết thai kỳ.

Đo đường kính lưỡng đỉnh vào cuối thai kỳ không được coi là phương án đáng tin cậy trong việc dự đoán tuổi thai. Khi thai nhi trong giai đoạn từ tuần 12 đến tuần thứ 26, BPD là chỉ số khá chính xác để dự đoán tuổi thai (tỷ lệ chênh lệch chỉ tầm 10 ngày).

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều bà bầu cần quan tâm  - Ảnh 2.

Phép đo đường kính lưỡng đỉnh sẽ chính xác khi được thực hiện cùng với ba phép đo khác - Ảnh: radiopaedia

3. Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh trong giới hạn bình thường là bao nhiêu?

Số đo đường kính lưỡng đỉnh trung bình của em bé trong bụng mẹ tính từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 40 của thai kỳ sẽ rơi vào khoảng 88-100 mm; trung bình thường là 94mm.

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh nếu rơi ở trong giới hạn nêu trên được xem là bình thường, các kết quả nhỏ hơn hoặc lớn hơn cần được theo dõi và chẩn đoán cụ thể hơn bởi bác sĩ sản khoa.

Nếu chỉ số BPD của em bé không nằm trong giới hạn bình thường, bác sĩ sẽ chỉ định thai phụ tiến hành các xét nghiệm và siêu âm thêm một lần nữa; và thực hiện chọc ối nếu thật sự cần thiết. Tuy nhiên, số đo đường kính lưỡng đỉnh sẽ được đọc cùng lúc với các chỉ số khác để cho ra đáp án chính xác nhất.

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều bà bầu cần quan tâm  - Ảnh 3.

Số đo đường kính lưỡng đỉnh trung bình tính từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 40 của thai kỳ trung bình thường là 94mm - Ảnh: verywellfamily

4. Số đo đường kính lưỡng đỉnh thai nhi bất thường

Nếu kết quả đường kính lưỡng đỉnh của con bạn nằm ngoài giới hạn bình thường, bác sĩ có thể đề nghị yêu cầu xét nghiệm thêm. Ví dụ, nếu số đo BPD của bé nhỏ hơn bình thường, đó có thể là dấu hiệu hạn chế sự phát triển trong tử cung hoặc đầu của bé phẳng hơn bình thường. Nếu số đo BPD của con bạn lớn hơn dự kiến, nó có thể báo hiệu thai phụ gặp vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tiểu đường thai kỳ.

Chỉ số đường kính lưỡng đỉnh thai nhi thấp có thể là một dấu hiệu để theo dõi sự phát triển đầu của thai nhi. Chứng đầu nhỏ ở thai nhi là mối lo đối với những phụ nữ có thể đã tiếp xúc với vi rút Zika. Nếu chỉ số BPD giảm hai độ lệch chuẩn xuống dưới mức trung bình, thì đầu được coi là quá phẳng và nghi ngờ có tật đầu nhỏ.

Có thể bạn sẽ lo lắng nếu nhận được kết quả siêu âm cho kết quả nằm ngoài giới hạn bình thường. Tuy nhiên, điều này có thể chưa hoàn toàn chính xác khi mới chỉ thực hiện siêu âm 1 lần. Chỉ số có thể sai lệch do vị trí của thai nhi, chuyển động của thai nhi trong khi siêu âm và trình độ của kỹ thuật viên. Đừng nên quá lo lắng, hãy thực hiện siêu âm bổ sung cũng như các xét nghiệm khác do bác sĩ yêu cầu để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sức khỏe của bé.

5. Bảng đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai

Dưới đây là bảng đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai, từ tuần 13 – 40 để các mẹ bầu theo dõi:

Đường kính lưỡng đỉnh và những điều bà bầu cần quan tâm  - Ảnh 4.

Bà bầu cần theo dõi chỉ số đường kính lưỡng đỉnh từ tuần thứ 13 của thai kì.

Nguồn tham khảo: https://www.verywellfamily.com/biparietal-diameter-bpd-2371600


Tác giả: Tiểu Quyên