Đường Huyết Và Các Chỉ Số Cần Biết!

Đường Huyết Và Các Chỉ Số Cần Biết!
Đái tháo đường là căn bệnh không lây phát triển nhanh nhất vào những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21 với chỉ số đường huyết đặc trưng. Nó cũng chính là nguyên nhân thứ 4 gây tử vong ở các nước phát triển, và được xem là “đại dịch” ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Theo WHO, năm 2025 sẽ có 300 – 330 triệu người mắc bệnh đái tháo đường chiếm tỷ lệ 5,4% dân số toàn cầu, còn theo Quỹ Đái tháo đường thê giới WDF sẽ có từ 300- 339 triệu. Trong đó :

+ Ở các nước phát triển tăng 42%.

+ Ở các nước đang phát triển tăng 170%.

Bài viết này Bác sĩ nhỏ sẽ trang bị thêm cho các bạn kiến thức về bệnh tiểu đường và các chỉ số đường huyết cần biết nhé.

1. Khái niệm về chỉ số đường huyết

Chỉ số đường huyết là hàm lượng đường (Glucose) trong máu, được tính bằng đơn vị là mg/dl hoặc mmol/L. Chỉ số đường huyết là "công cụ" giúp chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Vì các chỉ số này thay đổi liên tục trong ngày, nên để chẩn đoán một người có mắc bệnh đái tháo đường hay không cần phải kiểm tra đường huyết nhiều thời điểm trong ngày (Lúc đói, trước khi ăn, sau khi ăn).

Chỉ số và thang điểm chuẩn đoán đái tháo đường

Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường cũng như nguy cơ mắc bệnh được tóm gọn trong bảng sau:

Ảnh 1.

Chú ý:

Năm 2011, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng xét nghiệm HbA1c làm tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh đái tháo đường. Phương pháp này có ưu điểm hơn xét nghiệm chỉ số đường huyết do có thể thực hiện bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ít sai số và giúp đánh giá được khả năng kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng qua.

>>> Có thể bạn muốn biết về:  Bảng chỉ số đường huyết cho một người

2. Chỉ số đường huyết ở phụ nữ mang thai

Chỉ số đường huyết ở phụ nữ mang thai sẽ thấp hơn bình thường, vì lúc này cơ thể cần nhiều năng lượng hơn để cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé. Bên cạnh đó nồng độ hormone sinh dục trong thời kì mang thai cũng thay đổi làm ảnh hưởng tới các chỉ số đường huyết. 

Trong thời kỳ này, nếu bác sĩ có nghi ngờ đường huyết thai kì thì cần phải xét nghiệm vào tuần thứ 24-28 của thai kỳ.

Dựa trên các nghiên cứu hiện nay, đường huyết bình thường trong thai kỳ nằm trong khoảng:

–    Đường huyết lúc đói: 70,9 mg/dL ± 7,8 (3,94 mmol/L ± 0,43)

–    Đường huyết một giờ sau ăn:  108.9 mg/dL ± 12.9 (6.05mmol/L ± 0.72)

–    Đường huyết hai giờ sau ăn: 99.3 mg/dL ± 10.2 (5.52mmol/L ± .57)

Nếu có ít nhất 2 lần xét nghiệm, chỉ số đường huyết cao hơn giá trị trên, mẹ bầu sẽ được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ.

Ảnh 3.

3. Tăng đường huyết nguy hiểm như thế nào

Lượng đường máu trong cơ thể được điều chỉnh bằng insulin do tuyến tụy tiết ra. Khi đường máu cao bắt buộc tụy phải làm việc quá mức, quá tải khiến tụy bị hư hỏng.

Đường máu cao làm mạch máu bị xơ cứng, dẫn tới tình trạng xơ vữa động mạch. Mạch máu hư còn kéo theo nhiều biến chứng khác như:

Đột quỵ não. Nhồi máu cơ tim. Bệnh thận hoặc suy thận. Suy giảm thị lực,...

Tác giả: KP