Đường huyết thấp và 5 điều cần biết

Đường huyết thấp và 5 điều cần biết
So với tăng đường huyết thì có vẻ còn chưa hiểu về bệnh đường huyết thấp. Vậy đường huyết thấp là gì và tác hại của nó ra sao?

Đồ ngọt ở lượng quá nhiều không tốt cho cơ thể. Vậy thì vì sao đường huyết thấp cũng không tốt cho sức khỏe? 

Không phải chúng ta còn phải tìm cách hạ đường huyết đó sao?

1. Đường huyết thấp là gì?

Trái với tăng đường huyết, đường huyết thấp là khi lượng đường trong máu thấp hơn mức thông thường. Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng đường huyết thấp không nguy hiểm như đường huyết cao, thậm chí còn tốt thì đường huyết thấp cũng có những tác hại lên sức khỏe.

Theo Viện Quốc gia về bệnh tiểu đường và bệnh tiêu hóa và bệnh thận (Mỹ), đường huyết thấp có thể hiểu hiện qua các triệu chứng nhẹ như run rẩy, ra mồ hôi, đói, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất phương hướng, suy nhược, da tái nhợt, tim đập nhanh và mắt nhìn mờ. Đường huyết thấp còn có thể khiến tâm trạng thay đổi đột ngột như thấy bứt rứt, căng thẳng... Biểu hiện của đường huyết thấp khi nặng gồm có không ăn hoặc uống được, co giật hoặc mất ý thức.

Đường huyết thấp không phải bệnh mà là một hiện tượng. Đường huyết thấp có thể là báo hiệu cho những vấn đề về sức khỏe trong cơ thể. Thế nên, khi có dấu hiệu bị đường huyết thấp, dù cơ thể không có biểu hiện khác thường nào khác, người bị đường huyết thấp cũng vẫn nên đi khám để phát hiện những bệnh đang tiềm ẩn trong người.

Ảnh 2.

Một số biểu hiện của đường huyết thấp (Ảnh: Internet)

2. 5 điều cần lưu ý về đường huyết thấp

Khác với suy nghĩ của người nhiều về sự vô hại của đường huyết thấp, hiện tượng này có không ít tác hại. Đường huyết thấp có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và cơ quan trong cơ thể. Cùng xem đường huyết thấp có các tác hại nào:

- Đường huyết thấp ảnh hưởng đến giấc ngủ

Đường huyết thấp có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những người bị đường huyết thấp có thể dễ mơ thấy ác mộng, khóc, toát mồ hôi trong khi ngủ. Đường huyết thấp có thể khiến cơ thể mệt mỏi, bứt rứt hoặc lú lẫn khi thức dậy.

- Cần cẩn trọng với chế độ low-carb và nhịn ăn khi có hiện tượng đường huyết thấp

Low-carb và nhịn ăn là hai biện pháp khá phổ biến mà nhiều người chọn khi muốn giảm cân. Tuy nhiên, với người bị đường huyết thấp thì những biện pháp này có thể khá nguy hiểm. Nếu bạn bị đường huyết thấp và thực sự muốn theo chế độ low-carb hoặc nhịn ăn một vài bữa thì bạn cần đảm bảo việc này sẽ không làm trầm trọng hơn tình trạng đường huyết thấp của mình.

Ảnh 3.

Người bị đường huyết thấp nên chú ý đến lượng carbonhydrat trong khẩu phần ăn (Ảnh: Internet)

- Người bị đường huyết thấp nên mang theo kẹo và đồ ăn vặt

Một lượng nhỏ carbonhydrat có thể giúp người bị đường huyết thấp tăng đường huyết nhất thời, tránh tình trạng mệt mỏi và kiệt sức do đường huyết thấp. Một vài chiếc kẹo, nước trái cây, nước có vị ngọt và các loại đồ ngọt có thể trở thành cứu cánh cho người bị đường huyết thấp.

- Cách điều trị đường huyết thấp

Người thường có những cơn đường huyết thấp nặng nên có bộ điều trị khẩn cấp bên người. Bộ điều trị đường huyết thấp khẩn cấp này thường có thuốc tiêm glucagon và hormone điều hòa đường huyết. Tuy nhiên không nên lạm dụng và chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh đường huyết thấp biến chứng xấu hơn.

Ảnh 4.

Mang theo một vài đồ ngọt có thể có ích cho người bị đường huyết thấp (Ảnh: Internet)

- Người bị đường huyết thấp không nên tập thể dục quá sức

Người bị bệnh đường huyết thấp không nên tập thể dục nhiều hơn bình thường vì điều này có thể khiến đường huyết của họ giảm thêm trong 24 tiếng sau khi hoạt động thể chất. Đối với những người bị đường huyết thấp nhưng vẫn muốn tập thể thao thì họ cần kiểm tra lượng đường trong máu trước, trong và sau khi tập thể dục; thông tin này dùng để điều chỉnh thuốc và lượng thức ăn thích hợp cho tình trạng đường huyết thấp của họ.

Tác giả: Nụ Nguyễn