Đường huyết cao vào ban đêm: Triệu chứng và cách xử lý

Đường huyết cao vào ban đêm: Triệu chứng và cách xử lý
Có nhiều nguyên nhân có thể gây đường huyết cao vào ban đêm. Nhận biết nhanh các triệu chứng để có hướng cải thiện và phòng tránh, đặc biệt đối với những người bị tiểu đường.

Đường huyết cao (tăng đường huyết) xảy ra khi lượng đường trong máu quá cao. Mặc dù đây là triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường, nhưng bạn vẫn có thể bị đường huyết cao ngay cả khi bạn không bị tiểu đường.

1. Triệu chứng tăng đường huyết vào ban đêm

Khi bị tăng đường huyết vào ban đêm, bạn có thể gặp các triệu chứng như:

- Ngủ kém

- Thức dậy thường xuyên để đi tiểu hoặc uống nước

- Đau đầu

- Khô miệng

- Buồn nôn

Các triệu chứng khác của tình trạng tăng đường huyết mà bạn có thể gặp phải vào ban ngày hoặc ban đêm bao gồm:

- Đi tiểu thường xuyên và quá nhiều

- Khát nước cực độ

- Mờ mắt

- Lú lẫn

- Yếu đuối

- Hụt hơi

Đường huyết cao vào ban đêm: Triệu chứng và cách xử lý - Ảnh 2.

Khát nước và đi tiểu nhiều là triệu chứng của tăng đường huyết (Ảnh: Internet)

Đọc thêm:

Dấu hiệu nào trên bàn tay cho thấy lượng đường huyết tăng cao vượt mức?

Tăng đường huyết mà không hiểu tại sao? Kiểm tra ngay xem bạn có 'dính' các yếu tố gây tăng đường huyết này không

2. Nguyên nhân gây tăng đường huyết vào ban đêm

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tăng đường huyết vào ban đêm, trong đó có những nguyên nhân liên quan đến lối sống. Cụ thể:

- Ăn bữa tối hoặc bữa ăn trước khi đi ngủ có chứa nhiều carbohydrateĂn thực phẩm giàu tinh bột hoặc nhiều đường vào cuối ngày có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao vào ban đêm, cũng như lượng đường trong máu cao vào buổi sáng.

- Bệnh tật hoặc chấn thươngChấn thương có thể kích hoạt phản ứng tăng chuyển hóa (tăng tốc độ trao đổi chất), dẫn đến lượng đường trong máu cao.

- Tập thể dục quá ít: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn. Do vây, nếu bạn lười tập thể dục hoặc vận động, lượng đường trong máu dễ tăng cao.

Quá ít insulin hoặc dùng thuốc điều trị tiểu đường không đúng cách: Khi cơ thể không sản xuất insulin hoặc không sử dụng insulin hiệu quả và bạn không tiêm insulin hoặc dùng thuốc điều trị tiểu đường đúng cách, glucose có thể tích tụ trong máu.

Kinh nguyệt: Progesterone là một loại hormone liên quan đến việc giảm sản xuất insulin, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa glucose và có khả năng dẫn đến lượng đường trong máu cao.

- Mang thai: Nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, nguy cơ tăng đường huyết ban đêm cao hơn.

Căng thẳng: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormone cortisol, hormone này có liên quan đến việc giảm độ nhạy insulin. khi đó, glucose không thể vào tế bào của bạn và được sử dụng để tạo năng lượng. Kết quả là, glucose tích tụ trong máu, dẫn đến lượng đường trong máu cao.

Khi căng thẳng, mọi người cũng có thể ăn quá nhiều đồ ăn có đường hoặc áp dụng các thói quen ăn uống không lành mạnh khác và dẫn tới tăng lượng đường trong máu.

Đường huyết cao vào ban đêm: Triệu chứng và cách xử lý - Ảnh 3.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa carb vào buổi tối có thể gây tăng đường huyết vào ban đêm (Ảnh: Internet)

3. Tăng đường huyết vào ban đêm có nguy hiểm không?

Tăng đường huyết vào ban đêm thường không gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cấp bách. Hầu hết những người bị tiểu đường không thể tránh khỏi việc mức đường huyết có thể tăng. 

Tuy nhiên, ở người bị tiểu đường tăng đường huyết thường xuyên hoặc kéo dài – đặc biệt là mức cực cao (trên 250 mg/dl) – có thể nguy hiểm. Điều quan trọng đối với những người bị tiểu đường là phải giảm lượng đường trong máu cao càng nhiều càng tốt vì 2 lý do chính:

- Tăng đường huyết thường xuyên có thể dẫn đến các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do tổn thương mạch máu và dây thần kinh, có thể ảnh hưởng đến mắt, tim, thận và các cơ quan khác. Điều này xảy ra khi lượng glucose quá cao trong thời gian dài.

- Nồng độ glucose rất cao có thể là dấu hiệu của nhiễm toan ceton do tiểu đường. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 1 và có thể đe dọa tính mạng.

Đường huyết cao ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Các triệu chứng của tăng đường huyết vào ban đêm có thể khiến bạn khó ngủ hoặc tỉnh giấc giữa đêm. Điều này sẽ làm suy giảm chất lượng giấc ngủ, nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Ngoài ra, nếu không kiểm soát mức đường huyết vào ban đêm có thể gây ra hiện tượng bình minh, tức là khi bạn thức dậy với lượng đường trong máu cao vào buổi sáng. Thực phẩm bạn ăn vào buổi tối có thể góp phần nhỏ vào điều này.

Đường huyết cao vào ban đêm: Triệu chứng và cách xử lý - Ảnh 4.

Tăng đường huyết có thể gây nguy hiểm cho người bị tiểu đường (Ảnh: Internet)

4. Cách giảm lượng đường trong máu một cách tự nhiên

Nếu bạn thường xuyên bị tăng đường huyết vào ban đêm, một số biện pháp sau sẽ giúp giảm lượng đường trong máu và phòng ngừa đường huyết quá cao vào ban đêm:

- Tập thể dục thường xuyên: Mỗi ngày bạn nên tập thể dục ít nhất là 30 phút. Ngoài ra, bạn cũng nên vận động nhiều hơn như đi bộ, làm việc nhà,...

- Uống đúng lượng thuốc tiểu đường nếu bạn sử dụng

- Quản lý lượng carb: Tránh ăn những thực phẩm chứa nhiều carb, đặc biệt là carb xấu trước khi đi ngủ như bánh mì, kem, bánh ngọt,...

- Ăn nhiều chất xơ: Chất xơ có thể giúp quản lý lượng đường trong máu. Các thực phẩm giàu chất xơ như rau củ quả, ngũ cốc, cây họ đậu.

- Uổng đủ nước: Uống nước thường xuyên có thể bù nước cho máu, giảm lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

- Quản lý lượng thức ăn giúp kiểm soát cân nặng: Điều này cũng có thể kiểm soát được lượng đường trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Để quản lý khẩu phầu ăn, bạn nên ăn chậm, đong đếm lượng thực phẩm vừa đủ.

- Chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp: Như cây họ đậu, yến mạch, rau không tinh bột,...

- Quản lý mức độ căng thẳng: Tránh để cơ thể tiết quá nhiều hormone cortisol - loại hormone có thể ảnh hưởng đến hoạt động của insulin. Một số cách giúp bạn giảm căng thẳng như đi bộ, thiền, tập yoga, viết nhật ký,...

- Theo dõi lượng đường trong máu: Bạn có thể đo lượng đường trong máu tước khi đi ngủ

- Ngủ đủ giấc: Bạn nên ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm

- Ăn thực phẩm giàu crom và magie: Hai chất này có thể hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Thực phẩm giàu crom bao gồm: thịt bò, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả (như đậu xanh và táo), quả hạnh. Thực phẩm giàu magiê bao gồm: rau lá xanh, hạt bí và bí ngô, cá ngừ, các loại ngũ cốc, sô cô la đen, chuối, bơ, đậu.

Đường huyết cao vào ban đêm: Triệu chứng và cách xử lý - Ảnh 5.

Duy trì lối sống lành mạnh có thể kiểm soát lượng đường trong máu (Ảnh: Internet)

5. Khi nào cần liên hệ với bác sĩ

Lượng đường trong máu từ 300 mg/dL trở lên có thể nguy hiểm. Do vậy, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bạn có hai chỉ số liên tiếp từ 300 mg/dL trở lên.

Ngoài ra, bạn nên thăm khám sớm nếu bạn thường xuyên có lượng đường trong máu cao. Các triệu chứng của điều này bao gồm:

- Chỉ số đường huyết cao liên tục

- Đi tiểu thường xuyên

- Cơn khát tăng dần

- Lượng đường cao trong nước tiểu

Hỏi bác sĩ về tần suất kiểm tra lượng đường trong máu và lượng đường trong máu lý tưởng của bạn.

Bên cạnh đó, nếu bạn gặp các trường hợp sau thì cần được cấp cứu ngay:

- Xeton trong nước tiểu của bạn

- Lú lẫn

- Buồn nôn

- Hụt hơi

- Đau bụng

- Nôn mửa

- Hơi thở có mùi trái cây

Đây là các triệu chứng của nhiễm toan ceton do tiểu đường và có thể đe doạ đến tính mạng của người bệnh.

Nguồn tham khảo: 

1. High Blood Sugar at Night and What to Do About It

2. 14 Easy Ways to Lower Blood Sugar Levels Naturally


Tác giả: Vân Anh