Đường ăn và các loại đường ăn phổ biến

Đường ăn và các loại đường ăn phổ biến
Đường ăn là loại thực phẩm quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong cuộc sống. Dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về thành phần cấu tạo của từng loại đường cụ thể.

Đường ăn được sử dụng hàng ngày trong mọi căn bếp, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Đường ăn còn được phân chia thành rất nhiều loại với tính chất và tác dụng khác nhau. Cùng tìm hiểu về đường ăn và ảnh hưởng của từng loại đường với cơ thể trong bài viết sau bạn nhé.

1. Đường ăn là gì?

Đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử carbohydrate. Giống như tất cả các carbohydrate, chúng cung cấp một nguồn năng lượng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Cơ thể sẽ phân hủy carbohydrate thành các loại đường đơn giản như glucose để sử dụng trong cơ thể.

Có rất nhiều loại đường khác nhau, bao gồm đường tự nhiên và đường tinh luyện. Đường tự nhiên có trong một số thực phẩm, chẳng hạn như trái cây và các sản phẩm từ sữa. Trong khi đó, đường tinh luyện lại thường thu được thông qua quá trình chế biến. Đường tinh luyện cung cấp một nguồn năng lượng đơn giản, nhanh chóng, nhưng nó không chứa các chất dinh dưỡng khác như vitamin và khoáng chất.

Đường là sản phẩm rất phổ biến trong ngành công nghiệp thực phẩm chế biến. Bởi chúng góp phần tạo nên hương vị, màu sắc và độ kết dính cho các sản phẩm thực phẩm. Đồng thời, đường cũng ngăn ngừa nấm mốc hình thành và hoạt động như một chất bảo quản.

2. Các loại đường ăn thường gặp

Đường ăn sẽ được phân loại theo nhiều cách dựa trên tính chất và mục đích sử dụng. Thông thường, đường ăn có thể phân loại thành những loại sau:

- Đường hoá học

Đường hóa học bao gồm các loại như cyclamate, saccharin, aspartame, acesulfame- K, sucralose... Đường hoá học thường được sử dụng trong quá trình chế biến các loại thực phẩm. Đó có thể là các sản phẩm cung cấp dinh dưỡng như bánh, kẹo, nước có ga hoặc các sản phẩm có lượng calori thấp.

Thành phần chính của đường hoá học là aspartame, là một chất tạo ngọt nhân tạo. Do đó, đường hoá học thường có vị ngọt đậm nhưng không cung cấp năng lượng cho cơ thể. Đường hoá học thường có vị ngọt gấp từ 30 đến 70 lần so với các loại đường thông thường. Thậm chí, một số loại loại đường còn có vị ngọt gấp đến 600 lần đường thông thường.

Đường hoá học không được khuyến khích sử dụng thường xuyên do những tác hại của nó. Đường cyclamate chỉ an toàn trong trường hợp không sử dụng quá thường xuyên. Trong khi đó, đường saccharin lại mang đến nguy cơ béo phì, táo bón, đột quỵ, mất trí nhớ...

- Đường ăn kiêng

Đường ăn kiêng thường được sử dụng cho người tiểu đường bởi nó không khiến chỉ số đường huyết tăng. Đường ăn kiêng có độ ngọt thấp và không bị tăng độ ngọt khi tăng số lượng đường. Thành phần chính của đường ăn kiêng là erthritol, là một chiết xuất tự nhiên từ các loại trái cây. Một ưu điểm nữa của đường ăn kiêng là không chứa chất aspartame. Bởi aspartame chính là tác nhân gây ra căn bệnh đau nửa đầu và một số bệnh ung thư.

- Đường đỏ

Đường đỏ là một loại đường được làm từ mía và rất tốt cho sức khoẻ. Mỗi ki-lô-gam đường đỏ chứa khoảng 0,9 gram canxi và nhiều thành phần nguyên tố vi lượng khác. Đường đỏ còn cung cấp một lượng lớn các vitamin C và vitamin nhóm B cho cơ thể. Do đó, đường đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình hình thành tế bào máu. Đồng thời, chúng cũng ngăn chặn sự hình thành các khối u và quá trình lão hóa của cơ thể.

Đường đỏ đặc biệt phù hợp cho những người thường xuyên suy nhược, mệt mỏi và thiếu sức sống. Ngoài ra, đường đỏ còn được khuyến khích cho người lớn tuổi và bệnh nhân mới ốm dậy.

- Đường vàng

Đường vàng hay còn được gọi là đường thô, là loại đường có độ ngọt và mùi mía đậm. Độ ngọt và mùi mía của đường xuất phát từ việc đây là loại đường tinh chế không hoàn toàn. Trong đường vàng chứa rất ít hàm lượng dinh dưỡng, tỷ trọng canxi, kali, sắt và ma-giê chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Vì vậy, đây là loại đường không thực sự có lợi cho sức khoẻ. 

- Đường tinh luyện

Đường tinh luyện hay nhiều người vẫn thường gọi là đường cát trắng. Đường tinh luyện là kết quả của việc tẩy trắng đường vàng bằng cách sử dụng sodium hyposulfite. Đường tinh luyện được ưa chuộng một phần nhờ nó mang đến màu sắc đẹp cho các món ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng đường tinh luyện thường xuyên cũng không tốt cho sức khoẻ. Bởi các hoá chất tồn dư trong quá trình tẩy trắng có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ.

- Mật ong

Mật ong cũng được xem là đường tinh luyện bởi 96% thành phần là đường fructose, glucose và sucrose. Lượng calori mật ong cung cấp cao hơn rất nhiều lần so với các loại đường thông thường. Do đó, mật ong chính là một trong những tác nhân làm tăng trọng lượng và chỉ số đường huyết.

Ngoài ra, mật ong công nghiệp cũng không giữ được hàm lượng dinh dưỡng như mật ong thiên nhiên. Bởi qua quá trình chế biến, rất nhiều chất dinh dưỡng hoặc enzym có lợi sẽ bị phá huỷ. Vì vậy, mật ong cũng là một trong những loại đường không được khuyến khích sử dụng thường xuyên. 

Hiểu được tính chất của các loại đường sẽ giúp bạn lựa chọn được loại đường phù hợp cho sức khoẻ. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về các loại đường ăn mà mình hay sử dụng.


Tác giả: Thùy Dung