Trong đường tiêu hóa có tồn tại một quần thể các vi khuẩn có lợi và có hại với rất nhiều các chủng khuẩn khác nhau.
Khi tồn tại song song với nhau, các vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) phải đủ mạnh để có thể ức chế nhóm vi khuẩn có hại gây bệnh.
Nhưng khi dùng kháng sinh điều trị bệnh trong một thời gian dài thì các lợi khuẩn sẽ bị "tiêu diệt bớt", mặt khác vi khuẩn có hại lại hầu như không bị chịu ảnh hưởng gì nhờ khả năng kháng kháng sinh cực mạnh. Chính vì lý do đó mà kết cấu cân bằng giữa hai nhóm bị phá vỡ.
Tiêu chảy do kháng sinh là một tác dụng phụ không mong muốn (Ảnh: Internet)
Hậu quả của điều này chính là niêm mạc ruột bị tổn thương, ruột xuất hiện dấu hiệu xuất huyết, phù nề cùng tiêu chảy do kháng sinh gây ra.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa số các ca tiêu chảy do kháng sinh đều ở mức độ nhẹ và có thể tự khỏi được sau khi dừng dùng loại kháng sinh gây tiêu chảy đó. Tuy vậy thì có một vài ca xuất hiện những biểu hiện nặng hơn cùng với các thương tổn gây ra viêm đại tràng giả mạc hay còn gọi là viêm nhiễm phù nề đại tràng.
Mặc dù có rất nhiều loại vi khuẩn có khả năng gây ra tình trạng tiêu chảy do kháng sinh nhưng thủ phạm lớn nhất là chủng vi khuẩn kị khí clostridium.
Chủng vi khuẩn này không những phá vỡ kết cấu cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và có hại mà còn làm tổn thương nặng nề ở đại tràng (viêm đại tràng giả mạc).
Vi khuẩn kị khí clostridium gây ra chứng viêm đại tràng giả mạc (Ảnh: Internet)
Ngoài ra thì dạng viêm đại tràng giả mạc có nguyên nhân là vi khuẩn C. difficile gây ra thường được tìm thấy ở các bệnh nhân thuộc khoa hồi sức tích cực.
Nguyên nhân là do bệnh nhân ở khoa này phải sử dụng một lượng kháng sinh kéo dài liều cao cùng với việc đây là nơi chứa nhiều dạng vi khuẩn kháng kháng sinh.
Trong y học thì Loperamid là loại thuốc trị tiêu chảy phổ biến được dùng cho việc điều trị các ca tiêu chảy cấp không rõ nguyên nhân cùng một vài bệnh nhân bị tiêu chảy mạn tính.
Tác dụng của Loperamid:
-,Giảm tiết dịch ở đường tiêu hóa
- Giảm thể tích phân
- Tăng lực co thắt hậu môn và giảm mất nước cùng điện giải
- Giảm nhu động thành ruột
Tuy vậy, với trường hợp bị tiêu chảy do kháng sinh thì bạn không nên dùng Loperamid. Theo các chuyên gia thì tình trạng tiêu chảy do kháng sinh sẽ chấm dứt khi ngừng thuốc. Nếu như diễn biến nặng hơn thì bạn ngay lập tức phải ngừng dùng thuốc đó và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Người bệnh có thể bổ sung lợi khuẩn nhờ sữa chua hay men tiêu hóa (Ảnh: Internet)
Ngoài ra thì bệnh nhân có thể bổ sung những lợi khuẩn dưới dạng chất lỏng hay viên nang (sữa chua, men tiêu hóa,...).
Tổng hợp