Diện chẩn trị đau dạ dày là phương pháp chữa bệnh không dùng đến thuốc của Việt Nam. Tên đầy đủ của phương pháp này là "Diện chẩn – Điều khiển liệu pháp" ra đời vào ngày 26/3/1980, cũng chính là ngày thầy Bùi Quốc Châu tìm ra được huyệt số 1.
Cách thức của phương pháp này là thầy thuốc sẽ quan sát mặt của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh. Sau khi đã được chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ dùng que dò day ấn các huyệt trong vùng phản xạ thần kinh, dùng ngải cứu hơ nóng các huyệt để chữa bệnh.
Chính vì cách thức hoạt động như vậy nên phương pháp diện chẩn thường bị nhầm lẫn với các phương pháp vọng chẩn và phương pháp châm cứu. Tuy nhiên, giữa các phương pháp này có sự khác biệt, hoàn toàn không giống nhau.
Điện chẩn trị đau dạ dày là phương pháp chữa trị không cần thuốc (Ảnh: Internet)
Đầu tiên cần phân biệt diện chẩn trị đau dạ dày với phương pháp vọng chẩn. Đây là một trong Tứ chẩn của Đông y gồm Vọng (xem) – Văn (nghe và ngửi) – Vấn (hỏi) – Thiết (bắt mạch và sờ nắn). "Chẩn" là dự đoán, xem xét các dấu hiệu bệnh để đưa ra các kết luận ban đầu về tình trạng bệnh. Vọng chẩn nghĩa là xem bệnh thông qua quan sát những biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Nếu chiết tự thì "diện chẩn" cũng được hiểu nôm na là xem mặt để đoán bệnh do đó thường bị nhầm lẫn với vọng chẩn. Tuy nhiên, diện chẩn đã được dùng như một danh xưng riêng để chỉ một phương pháp hỗ trợ sức khỏe mới của nước ta.
Phương pháp châm cứu là hình thức chữa bệnh bằng cách xác định vị trí các huyệt đạo cần thiết, các huyệt đạo này thuộc hệ thần kinh lạc, sau đó các bác sĩ sẽ dùng kim châm để cắm vào các huyệt đạo đã xác định trước và đốt nóng ngải cứu để hơ. Còn với phương pháp diện chẩn, các bác sĩ sẽ dùng que để dò, day ấn vào các vùng nhạy cảm trên da, các vị trí này nằm trên các vùng nhạy cảm thần kinh, chúng được gọi là các sinh huyệt rồi sau đó dùng ngải cứu để hơ nóng.
Bên cạnh việc day vào các sinh huyệt, phương pháp diện chẩn còn dùng các dụng cụ có kích cỡ khác nhau để lăn, hơ, gõ vào các vùng được xác định trước. Các tác động này sẽ gây ra cảm giác đau, tê buốt, rát, nóng.., giúp kích hoạt cơ chế chữa bệnh trong cơ thể.
Bởi vì cơ thể của chúng ta là một bộ máy sinh học kỳ diệu, có khả năng tự kích hoạt các cơ chế kháng, hóa giải các tác nhân gây bệnh. Diện chẩn có khả năng kích hoạt các cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp khai thông các tắc nghẽn của các mạch, giúp cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng. Cũng vì những lí do này mà đây là phương pháp có khả năng chữa đau dạ dày hiệu quả.
Với bệnh đau dạ dày, có nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên khi điều trị căn bệnh này theo phương pháp diện chẩn trị đau dạ dày, các nguyên nhân gây bệnh đau dạ dày có thể kể đến như:
- Tâm lý không tốt: bệnh nhân bị căng thẳng quá nhiều trong thời gian dài.
- Thói quen sinh hoạt không điều độ: uống nước lạnh khi đói hoặc làm việc nặng sau khi ăn no.
- Thói quen ăn uống thiếu khoa học: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau dạ dày như ăn lúc quá no, khi lại quá đói, ăn nhiều đồ ăn cay nóng, dùng nhiều chất kích thích, ăn nhanh, vừa ăn vừa suy nghĩ…
Khi chẩn đoán bệnh theo phương pháp diện chẩn trị đau dạ dày, các bác sĩ sẽ xem xét những dấu hiệu trên khuôn mặt tại những huyệt được xác định trước. Cụ thể:
- Xuất hiện vết sẹo có thể rõ hoặc mờ ở vùng huyệt 423.
- Da của người bệnh xuất hiện những đốm tàn nhang trên các huyệt vị trí 120-121-39 – 37.
- Vành môi phía trên của người bệnh bị nám đen giống như mọc râu.
Mục đích của phương pháp diện chẩn trị đau dạ dày là kích hoạt các cơ chế tự chữa bệnh của cơ thể không cần dùng đến thuốc chữa bệnh. Vì thế phác đồ điều trị bệnh bằng phương pháp này đều giống nhau ở mọi người bệnh. Phác đồ này được thực hiện như sau:
- Day ấn, đốt ngải cứu hơ nóng lần lượt các huyệt 19- 14- 50- 423- 61- 3- 360 – 39- 63- 127- 37- 0 – 16- 124- 34- 113- 290- 45.
- Khi các cơn đau dạ dày đang hành hạ, các bác sĩ sẽ ấn và đốt ngải cứu hơ thêm huyệt 64 và 630 sẽ giảm đau nhanh chóng.
Phác đồ điều trị cơ bản theo phương pháp điện chuẩn về cơ bản giống nhau (Ảnh: Internet)
- Huyệt 61-3-39-63-630: Có tác dụng giảm nhanh các cơn đau dạ dày, làm lành vết thương ở niêm mạc dạ dày làm lành viêm loét dạ dày, ổn định bài tiết dịch vị dạ dày.
- Huyệt 127-37: Giữ ấm bụng, tăng cường khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa.
- Huyệt 16-0: Giúp làm giảm lượng acid trong dịch vị của dạ dày.
- Huyệt 113-45-290: Có tác dụng kích thích sản sinh insulin cho gan, giữ ấm cho thận.
- Huyệt 19-14: Là cơ trơn giãn ra, tránh co thắt dạ dày, từ đó giảm tần suất hoạt động của các cơn đau
- Huyệt 50-423: Kích thích tiêu hóa, kích thích sinh nước mật, giảm cảm giác chướng bụng đầy hơi.
Ưu điểm dễ thấy của phương pháp điều trị diện chẩn trị đau dạ dày này là gần như không có tác dụng phụ và ít tốn kém, do đó, người bệnh có thể áp dụng tự phòng và chữa bệnh trong gia đình. Với phương pháp này, bạn sẽ không còn phải lệ thuộc vào việc phải sử dụng nhiều thuốc Tây, tránh được những tác dụng phụ do chúng gây ra giúp bảo vệ sức khỏe của mình.