Đúng hay sai: Trời lạnh đeo tất đi ngủ nên hay không?

Đúng hay sai: Trời lạnh đeo tất đi ngủ nên hay không?
Khi nhiệt độ xuống thấp hơn, với những người mắc bệnh xương khớp hay thuộc thể hàn thường cảm thấy lạnh chân tay, nhất là lòng bàn chân. Vì thế mà nhiều người có thói quen trời lạnh đeo tất đi ngủ. Thực tế thói quen này có tốt không?

Mỗi một thói quen đều có những mặt lợi và hại khác nhau. Vậy trời lạnh đeo tất đi ngủ có tác động như thế nào đến sức khỏe?

1. Tác dụng của việc đeo tất khi đi ngủ

- Giúp dễ ngủ hơn

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc đeo tất khi đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp bạn có giấc ngủ dễ dàng hơn. Lý do được giải thích là việc đi tất sẽ giúp làm ấm bàn chân của bạn. Khi chân đã được làm ấm, một thông điệp sẽ được truyền lên não để giảm nhiệt độ cơ thể chuẩn bị bước vào giấc ngủ ngon.

- Ngăn chặn bệnh bị thiếu máu đến chân

Thiếu máu đến chân là một bệnh, có tên gọi là Raynaud. Bệnh này xảy ra khi cơ thể bị căng thẳng và nhiệt độ của chân đang quá lạnh. Lúc này biểu hiện thường gặp sẽ là chân bị tê liệt, xuất hiện các cơn đau đột ngột hay bị chuột rút.

Đúng hay sai: Trời lạnh đeo tất đi ngủ nên hay không? - Ảnh 2.

Nếu như chân quá lạnh sẽ gây ra bệnh Raynaud hay còn gọi là bệnh thiếu máu đến chân (Ảnh: Internet)

Nhưng nếu trời lạnh đeo tất đi ngủ lại giúp chân ấm hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh Raynaud này.

- Giảm sự tăng thân nhiệt ở phụ nữ mãn kinh

Phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mãn kinh khi bị mất cân bằng nội tiết tố sẽ xảy ra tình trạng tăng thân nhiệt. Vì vậy, đeo tất chân khi đi ngủ sẽ ngăn chặn được tình trạng này.

- Phòng tránh chứng khô chân

Độ ẩm sẽ được giữ lại khi đeo tất chân đi ngủ. Đây cũng là lý do tại sao có một số trường hợp bị nẻ chân, bôi dưỡng ẩm được khuyên đeo tất chân để giúp ngăn chặn chứng khô nứt diễn biến tệ hơn.

2. Trời lạnh đeo tất chân đi ngủ có hại như thế nào?

- Chân bị bí bức, không thông thoáng

Một người bình thường không bị mắc các vấn về chân nếu như thường xuyên đeo tất đi ngủ sẽ có thể khiến các lỗ chân lông bị bít, mồ hôi không thoát ra được và gây khó chịu.

Đúng hay sai: Trời lạnh đeo tất đi ngủ nên hay không? - Ảnh 3.

Mồ hôi có thể không thoát ra được nếu bạn đeo tất đi ngủ thường xuyên gây hôi chân (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, nếu như bạn đeo một đôi tất dày, chất liệu không thấm hút mồ hôi thì tình trạng này còn trở nên khó chịu hơn. Nguyên nhân khiến chân có mùi hôi.

- Làm tăng nguy cơ bị bệnh thấp khớp

Không chỉ khiến các lỗ chân lông bị bí, gây tắc tuyến mồ hôi và hôi chân, khi đeo tất đi ngủ thường xuyên sẽ khiến các khớp luôn trong tình trạng bị gò bó và làm tăng nguy cơ bị mắc bệnh thấp khớp. Từ đó ảnh hưởng tới khả năng vận động của cơ thể.

Bạn có thể tìm hiểu thêm về bệnh thấp khớp TẠI ĐÂY.

- Cản trở quá trình lưu thông máu

Mặc dù việc giữ ấm tay và chân trong mùa lạnh là cần thiết nhưng theo một vài nghiên cứu khoa học thì đây là cách duy nhất khiến cơ thể của bạn có thể thích nghi với sự thay đổi của thời tiết. Vì thế mà việc đeo tất chân đi ngủ có thể cản trở sự lưu thông máu, nhất là quá trình đưa máu từ các chi trở về tim.

Đúng hay sai: Trời lạnh đeo tất đi ngủ nên hay không? - Ảnh 4.

Chân và tay là hai bộ phận đầu tiên giúp cơ thể cảm nhận và thích nghi với sự thay đổi của nhiệt độ (Ảnh: Internet)

3. Một số phương pháp giúp giữ ấm cơ thể hiệu quả trong mùa đông

Dưới đây là một số biện pháp giúp cơ thể ấm hơn trong mùa lạnh mà bạn có thể tham khảo:

- Ngâm chân trong nước ấm trước khi đi ngủ

Việc này giúp cải thiện và thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi và làm ấm chân hiệu quả khi trời lạnh. Nhờ đó mà bạn cũng có giấc ngủ ngon hơn.

- Nhiệt độ trong phòng

Phòng ngủ cần phải kín gió, đủ ấm thì mới không gây hại tới sức khỏe lúc ngủ. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải giúp phòng ngủ thông thoáng, sạch sẽ. Hãy mở cửa sổ và dọn dẹp khi bạn không ngủ để không khí được lưu thông trong phòng tốt hơn.

- Sử dụng một số thiết bị giữ ấm như: túi sưởi, máy sưởi, đèn sưởi,..

Tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì có thể ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe như khô da,.. hoặc nguy cơ cháy nổ, vỡ các thiết bị nếu như sử dụng không đúng cách.


Tác giả: Kim Phụng