Suy nhược thần kinh là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên.
Có ba loại suy nhược thần kinh thường gặp là suy nhược thần kinh ở thể cường, suy nhược thần kinh ở thể nhược, và suy nhược thần kinh trung gian.
- Stress, căng thẳng cảm xúc kéo dài dẫn đến mệt mỏi, lo âu và dễ bị kích thích
- Lao động trí óc cường độ cao, môi trường làm việc nhiều áp lực
- Gặp các cú sốc, sang chấn tâm lí mạnh, chưa kịp thích nghi như mất người thân, mất việc làm,...
- Tác động của môi trường bên ngoài như tiếng ồn, ô nhiễm môi trường,...
- Do mắc các bệnh lí như thiểu năng tuần hoàn não, xơ vữa động mạch, huyết áp cao, chấn thương sọ não, viêm xoang, viêm loét dạ dày mãn tính...
Mệt mỏi trong bệnh suy nhược thần kinh dường như không có nguyên nhân cụ thể. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, khó ngủ. Điều đó khiến các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như hồi hộp, tim đập nhanh, tức ngực, thở gấp, khó chịu ở dạ dày.
Mệt mỏi là triệu chứng suy nhược thần kinh thường bị xem nhẹ (Ảnh: Internet)
Một trong những triệu chứng suy nhược thần kinh điển hình là lo âu thường xuyên. Lo âu là một phản ứng bình thường của cơ thể mỗi khi căng thẳng hay trước những mối nguy hiểm có thể nhận biết trước. Tuy nhiên, lo âu sẽ không còn là phản ứng bình thường nếu lo lắng thường xuyên và kéo dài. Đây là một dạng rối loạn lo âu và có thể dẫn đến trầm cảm.
Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng suy nhược thần kinh thường gặp. Giấc ngủ là một hoạt động quan trọng để đảm bảo sự sống của cơ thể và phục hồi sức khỏe sau một ngày làm việc và học tập. Hoạt động này còn góp phần giúp cơ thể giảm stress, sản sinh ra hormone tăng trưởng giúp cơ thể phát triển.
Rối loạn giấc ngủ là triệu chứng suy nhược thần kinh thường gặp (Ảnh: Internet)
Tình trạng rối loạn lo âu không được điều trị có thể gây ra các cơn hoảng loạn, cảm xúc luôn tràn ngập sự sợ hãi, gây tổn hại đến sức khỏe tinh thần.
Rối loạn lo âu không được điều trị có thể gây ra hoảng loạn, ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh (Ảnh: Internet)
Việc kiểm soát hơi thở của bạn là rất quan trọng. Khi lo lắng, chúng ta sẽ thở nhanh và sâu, đồng nghĩa với việc lượng CO2 thải ra nhiều, gây nên một sự thay đổi tạm thời nồng độ pH trong máu gọi là kiềm hô hấp. Sự thay đổi nồng độ CO2 trong máu sẽ gây ra cảm giác buồn nôn và choáng váng.
Nếu bạn thường xuyên trốn tránh mọi người và ngại giao tiếp có thể là do não bộ mất cân bằng serotonin gây ra tình trạng căng thẳng khi tiếp xúc với người khác.
Khi bộ não bị quá tải, bạn sẽ có xu hướng né tránh mọi thứ, từ đó tạo ra cảm giác bị cô lập và muốn ở một mình, dẫn đến trầm cảm và lo âu.
Chứng mất tập trung có các biểu hiện như khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, suy giảm trí nhớ, rối loạn các hoạt động hàng ngày.
Điều này ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của bạn, làm trì trệ và giảm khả năng phát triển của bản thân. Thậm chí, mất tập trung lâu dài mà không cải thiện có thể dễ dẫn đến bệnh Alzheimer, Parkinson, sa sút trí tuệ...
Mất tập trung, hay quên do suy nhược thần kinh (Ảnh: Internet)
Đau đầu dữ dội và cơn đau thường lan tỏa có thể là triệu chứng suy nhược thần kinh. Người bị suy nhược thần kinh thường có những cơn đau đầu âm ỉ. Những cơn đau đầu có xu hướng tăng lên khi có những kích thích, lo âu và suy nghĩ.
Trên đây là những triệu chứng suy nhược thần kinh hay gặp phải, nếu bạn có những triệu chứng trên thì nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nhất và điều trị kịp thời.